Samantha Jones phát hiện mình mắc bệnh ung thư ngay trước đám cưới bạn thân
“Sex and the City” không chỉ là câu chuyện xoay quanh đời sống hiện đại của 4 nhân vật chính và những khía cạnh về tình dục, tình yêu, mà còn chứa đựng nhiều bài học giá trị, câu chuyện ý nghĩa.
Bộ phim vượt xa những lời nhận xét sáo rỗng, đi sâu vào những vấn đề thực tế mà phụ nữ đối mặt. Đồng thời, “Sex and the City” đã truyền cảm hứng cho khán giả trong việc khám phá, thấu hiểu bản thân và cuộc sống.
Một trong những cảnh tạo nên cảm xúc nhất khi xem phim “Sex and the City” đó là chi tiết nhân vật Samantha Jones (do Kim Cattrall thủ vai) bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Đáng nói, Samantha Jones chỉ phát hiện ra bệnh ngay trước ngày diễn ra lễ cưới của cô bạn thân Miranda. Và nữ chính cũng vô tình phát hiện ra bệnh khi đến gặp bác sĩ để được tư vấn nâng ngực.
Samantha Jones bất ngờ phát hiện mình mắc ung thư vú trong một lần đi nâng ngực.
Sau đó, Samantha ngay lập tức được chỉ định thực hiện một cuộc hóa trị tích cực và không để căn bệnh đáng sợ đó quật ngã mình. Bốn cô gái bên cạnh nhau vượt qua quãng thòi gian này, và cả bạn trai của Samantha, Smith.
Rất may là Samantha không cảm thấy chán nản và suy sụp, mà thay vào đó đối mặt trực tiếp với bệnh tật, diện những bộ cánh thật đẹp kể cả sau khi bị rụng tóc do hóa trị. Cô ấy thậm chí còn dám cởi tóc giả trên sân khấu để thể hiện sự thẳng thắn và tự tin của mình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ may mắn phát hiện sớm và có điều kiện điều trị như cô ấy. Vì vậy, để phòng tránh “vết xe đổ” này, đây là 5 việc bạn cần làm ngay.
Ung thư vú là một loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển không kiểm soát và hình thành khối u ác tính. Bệnh bắt đầu từ các tế bào trong tuyến sữa hoặc các ống dẫn sữa (nơi sản xuất, vận chuyển sữa) và có thể lan sang các mô xung quanh hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
5 việc cần làm ngay để phòng tránh bệnh ung thư vú
1. Tầm soát ung thư vú định kỳ
Ung thư vú là bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ. Phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu bạn trên 40 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Dấu hiệu cần chú ý:
– Sưng, khối u ở nách hoặc vú.
– Thay đổi hình dạng, kích thước vú.
– Núm vú tụt vào trong, tiết dịch lạ.
– Ngứa, đỏ hoặc đau ở vùng ngực.
– Đau ở ngực.
– Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ.
2. Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Tăng cường rau xanh, trái cây, hạt dinh dưỡng và cá giàu omega-3. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường hoặc dầu mỡ.
3. Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Chỉ cần 30 phút đi bộ nhanh mỗi ngày đã tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe của bạn.
4. Kiểm soát stress
Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dành thời gian thư giãn, thiền, yoga hoặc thực hiện những hoạt động bạn yêu thích để giảm stress.
5. Tránh các yếu tố nguy cơ
Hạn chế uống rượu, không hút thuốc và tránh tiếp xúc lâu dài với hóa chất độc hại. Đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.