Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Việt Nam sẽ có đô thị sân bay đầu tiên


Cuối tháng 2/2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045. Theo quyết định này, đô thị Long Thành có diện tích hơn 430km2 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Long Thành.

Quy hoạch đô thị Long Thành đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ và quy hoạch tỉnh.

Cũng theo quyết định này, quy hoạch chung đô thị Long Thành được lập trên cơ sở khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đặc trưng và lợi thế của Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia và vùng trên địa bàn để phát triển không gian đô thị, khu chức năng phù hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai.

Một trong những định hướng phát triển quan trọng của đô thị Long Thành là gắn kết với sân bay Long Thành, trở thành khu vực cửa ngõ của quốc gia đối với quốc tế. Là trung tâm dịch vụ hậu cần hỗ trợ sân bay Long Thành; trung tâm logistics, kho vận, công nghiệp đa ngành, công nghiệp, công nghệ cao của vùng Đông Nam Bộ.

Long Thành sẽ là đô thị sân bay đầu tiên của Việt Nam

Đối với định hướng phát triển không gian đô thị Long Thành nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc phù hợp với khai thác hiệu quả lợi thế của hệ thống hạ tầng khung của quốc gia và vùng, đặc biệt là Sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc, đường sắt đô thị; tăng cường liên kết với các đô thị khác trong tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ.

Xem thêm  VinBrain đã làm ra những sản phẩm gì trước khi về tay NVIDIA?

Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà cho biết với Báo Đồng Nai đô thị Long Thành là của mô hình đô thị sân bay đầu tiên của cả nước. Khu vực đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận có ranh giới thuộc 3 huyện Long Thành, Thống Nhất, Cẩm Mỹ với diện tích hơn 57 ngàn hecta.

Trong đó, khu vực lập quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Long Thành. Vùng phụ cận mở rộng có diện tích hơn 14.000 hecta bao gồm địa giới hành chính xã Lộ 25, huyện Thống Nhất và các xã Xuân Quế, Sông Nhạn, Thừa Đức của huyện Cẩm Mỹ.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho hay, với Đồ án Quy hoạch chung đô thị Long Thành đến năm 2045, tỉnh đặt mục tiêu phải hoàn thành để trình Bộ Xây dựng thẩm định trong tháng 6/2025.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cơ quan chức năng sẽ triển khai công tác lập quy hoạch phân khu đô thị để hoàn thành và phê duyệt trước tháng 6/2026, tương ứng với thời điểm trước khi Sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ được đưa vào khai thác.

Tại nghị quyết kỳ họp 8 Quốc hội khóa 15, thông qua chiều 30/11, Quốc hội đồng ý giai đoạn 1 đầu tư xây dựng hai đường cất hạ cánh ở phía bắc và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Xem thêm  Việt Nam sẽ có hầm vượt sông thứ hai, chi phí 10.000 tỷ đồng?

Các dự án thành phần ở Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang có tiến độ “rất tốt”.

Thời gian thực hiện dự án được kéo dài chậm nhất đến 31/12/2026 hoàn thành và đưa vào khai thác. Chính phủ được tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn một dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đến tháng 9 các dự án thành phần ở sân bay tiến độ “rất tốt”. Tháp không lưu đã cất nóc, đang hoàn thiện. Gói thầu nhà ga hành khách đạt trên 8.300 tỷ đồng, tương đương 25% giá trị hợp đồng, dự kiến hoàn thành trước 12/2025. Công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đạt khoảng 2.015 tỷ đồng, tương đương 27%, vượt 3 tháng so với kế hoạch.

Theo tờ trình của Chính phủ đầu tháng 11, thời điểm trình duyệt chủ trương đầu tư dự án sân bay năm 2015, việc xác định vốn đầu tư giai đoạn một còn khó khăn nên Quốc hội quyết định chỉ xây một đường băng ở phía bắc sân bay. Giai đoạn hai gồm đường băng số 2 ở phía nam và giai đoạn ba gồm hai đường băng số 3 ở phía bắc và đường băng số 4 ở phía nam.

Xem thêm  Việt Nam sắp công bố bộ thẻ điểm xếp hạng DN trong một lĩnh vực: Giúp thu hẹp khoảng cách với ASEAN?

Quá trình triển khai, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nhận thấy việc xây dựng đường băng số 3 cách đường băng số 1 đang xây dựng 400m về phía bắc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Việc này giúp sân bay có thể khai thác hai đường băng ngay trong giai đoạn 1, tránh phải nhờ sân bay Tân Sơn Nhất hỗ trợ khi đường băng duy nhất gặp sự cố hoặc phải sửa chữa.

Chính phủ cho rằng việc thi công hai đường băng sẽ không làm gián đoạn khai thác đường băng số 1 khi phải đấu nối hạ tầng kỹ thuật. Nền đường băng số 3 đã san gạt để đảm bảo tĩnh không khai thác đường băng số 1 nên chi phí đầu tư khoảng 3.300 tỷ đồng, không vượt quá tổng mức đầu tư dự án.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều