Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Tưởng sẽ rơi vào khủng hoảng sau khi bị ‘khóa van’, châu Âu lại dễ dàng tìm được nguồn cung khí đốt siêu khủng của thế giới, nhập khẩu tăng ồ ạt


Ảnh minh họa

Ukraine đã từ chối cho phép bất kỳ hoạt động trung chuyển khí đốt nào từ Nga sang châu Âu tiếp tục, đóng cửa tuyến đường đã tồn tại 5 thập kỷ qua lãnh thổ của mình. Ước tính quốc gia này sẽ mất khoảng 0,5% GDP do việc chấm dứt thu phí vận chuyển khí đốt.

Theo Oilprice, các quốc gia Trung Âu đã hoàn toàn thích ứng với việc Nga ngừng cung cấp khí đốt thông qua đường ống Ukraine, trong đó có Đức và Ý. Theo Austria Grid Management, nước này đã tăng cường nhập khẩu từ Đức và Ý khi dòng chảy từ Slovakia bị dừng lại do Ukraine từ chối gia hạn.

Các chuyên gia năng lượng trước đó đã cảnh báo rằng Áo, Hungary và Slovakia có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi việc nhập khẩu khí đốt của Nga qua Ukraine bị cắt. Tuy nhiên thật may mắn, họ đã tìm cách đảm bảo nguồn cung thay thế thay thế thành công.

Vào năm ngoái, công ty dầu mỏ nhà nước Azerbaijan (SOCAR) đã bắt đầu cung cấp khí đốt tự nhiên cho SPP – nhà điều hành năng lượng nhà nước lớn nhất của Slovakia. Điều này xảy ra chỉ một tháng sau khi SPP ký hợp đồng thí điểm ngắn hạn để mua khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan – khi họ chuẩn bị cho việc nguồn cung khí đốt của Nga thông qua Ukraine bị đe dọa. SPP đã cam kết cung cấp cho khách hàng chủ yếu thông qua đường ống từ Đức và Hungary, mặc dù sẽ phải tăng thêm chi phí vận chuyển.

Xem thêm  Tưởng ‘vỡ bẫm’ nhờ vụ mùa bội thu chưa từng có trong lịch sử, nông dân tại siêu cường kinh tế lại thua lỗ nặng, thu nhập chạm đáy hơn 40 năm, chưa tìm thấy lối thoát thì sắp vướng 'đá tảng' mới

Trong khi đó, Mỹ đang nổi lên là người chiến thắng trên thị trường năng lượng đang diễn ra ở châu Âu. Mỹ và Na Uy đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Vào năm 2024, Na Uy đã cung cấp 87,8 bcm (tỷ mét khối) khí đốt cho EU, chiếm 30,3% tổng lượng nhập khẩu. Bên cạnh đó, Mỹ cung cấp 56,2 bcm, chiếm 19,4% tổng lượng.

Ngoài ra, Mỹ còn là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất cho châu Âu. Dẫn chứng là năm ngoái, Mỹ chiếm gần một nửa tổng lượng LNG nhập khẩu của châu lục này, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp “xứ cờ hoa” cung cấp nhiều LNG cho châu Âu hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Trước đó Mỹ cung cấp 27%, tương đương 2,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) trong tổng lượng nhập khẩu LNG của châu Âu vào năm 2021; sau đó là 44% (tương đương 6,5 Bcf/d) vào năm 2022 và 48% (tương đương 7,1 Bcf/d) vào năm 2023.

Bên cạnh đó, công suất nhập khẩu LNG của Châu Âu đang trên đà tăng lên 29,3 Bcf/ngày vào năm 2024, tăng 33% so với năm 2021. Đức đang bổ sung công suất nhiều nhất ở châu Âu khi các nhà phát triển ở nước này đã bổ sung thêm 1,8 Bcf/ d vào năm 2023 và đang trên đà tăng thêm 1,6 Bcf/ngày vào năm 2024.

Xem thêm  Bất ngờ loạt 'cá voi' gom hàng chục tấn vàng, có nước nắm giữ lượng vàng bằng 1 nửa GDP: Mục đích là gì?


Theo Oilprice





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều