Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Trường đại học đầu tiên của Việt Nam do ai làm hiệu trưởng?


Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam mang tên Quốc Tử Giám (nay là Văn Miếu – Quốc Tử Giám) do thầy giáo Chu Văn An làm hiệu trưởng.

Theo các tư liệu lịch sử, Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho thành lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu.

Thời kỳ đầu, trường chỉ dành cho con vua và các bậc đại thần theo học nên được gọi là Quốc Tử. Người theo học đầu tiên tại đây là thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan (sau này là vua Lý Nhân Tông).

Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và cho phép con các nhà thường dân có tài học xuất sắc được theo học.

Năm 1324, thầy giáo Chu Văn An được vua Trần Minh Tông mời ra giữ chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (tương đương với chức vụ hiệu trưởng đại học hiện nay). Tại đây, Chu Văn An trực tiếp dạy các hoàng tử, trông coi việc học cho cả nước.

Sau khi ông mất vào năm 1370, vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu.

Trường đại học đầu tiên của Việt Nam do ai làm hiệu trưởng?- Ảnh 1.

Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam mang tên Quốc Tử Giám. (Ảnh tư liệu)

Năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng bia tiến sĩ để ghi danh những người đỗ đại khoa ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 82 tấm bia tiến sĩ tại đây được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và được ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu vào năm 2010.

Xem thêm  Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

Các tấm bia vinh danh tên tuổi, quê quán những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Đây là những pho “sử đá” thể hiện văn hóa giáo dục và là niềm tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam.

Trong đó, bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh,  nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp. Vì thế, các bậc đế vương, thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp… Vì vậy, lại cho khắc đá để dựng ở cửa Thái Học cho kẻ sĩ bốn phương chiêm ngưỡng, hâm mộ mà phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên giúp rập Hoàng gia. Há phải chỉ là chuộng hư danh, sính hư văn mà thôi đâu”.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Đến tháng 1/2015, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Xem thêm  GenZ trường người ta: Vừa tốt nghiệp đã lên hàng chuyên viên cao cấp, chinh phục 2 bằng Thạc sĩ tại Pháp và Bỉ

Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước mỗi khi tới Hà Nội. Nơi đây đã trở thành biểu tượng văn hóa và tinh thần hiếu học của con người Thủ đô. Hàng năm, các sĩ tử thường đến đây cầu may mắn trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều