Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img

Trồng loại cây được coi như “quốc bảo” của Việt Nam, nông dân có thể thu 32 tỷ đồng/ ha


Những cây sâm Ngọc Linh được người Xê Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) chăm sóc cẩn thận và khoa học. Ảnh: TL

Loại cây đặc biệt này là

sâm Ngọc Linh.

Loại sâm này chỉ có trên đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng cũng như chất đất có nhiều vi khoáng. Theo các chuyên gia, cho đến nay, chưa có loài nào vượt trội hơn sâm Ngọc Linh của Việt Nam về số lượng và hàm lượng saponin. Bởi các loại sâm nổi tiếng ở trên thế giới cũng chỉ chứa khoảng 25 loại saponin khác nhau.

Trước đó, vào ngày 10/12, tại Hội thảo phát triển sâm Ngọc Linh tổ chức ở Kon Tum, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sâm Ngọc Linh đang thực sự trở thành một trong những cây trồng có giá trị cao nhất trong những năm gần đây.

Người trồng sâm Ngọc Linh có thể thu về lợi nhuận lên tới 32 tỷ đồng/ ha sau 8 năm.

Trên thực tế, sâm Ngọc Linh được coi là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời là cây trồng chiến lược cho các nhà đầu tư.

Tính đến nay, tỉnh Kon Tum có khoảng 2.922 ha sâm Ngọc Linh. Trong đó, huyện Tu Mơ Rông có diện tích lớn nhất là 2.883 ha.

Tại hội thảo, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, chia sẻ rằng, trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa nghèo cho gần 2.000 hộ trên địa bàn; đồng thời giúp hàng trăm hộ làm giàu.

Thậm chí, có hộ còn thu nhập tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Xem thêm  Xanh SM bắt tay với hãng hàng không Vietjet, tung gói taxi sân bay giá rẻ từ 200.000 đồng
Trồng loại cây được coi như “quốc bảo” của Việt Nam, nông dân có thể thu 32 tỷ đồng/ ha - Ảnh 2.

Trồng sâm Ngọc Linh có thể mang về nhiều tỷ đồng cho người nông dân. Ảnh: LK

Để tiếp tục mở rộng về quy mô vùng trồng ở Kon Tum, tỉnh đang tiến hành triển khai trung tâm nhân giống, bảo tồn cũng như phát triển dược liệu (khoảng 60 ha) để làm nơi cung cấp về nguồn giống sâm Ngọc Linh cho thị trường.

Vì sâm Ngọc Linh có giá trị rất lớn nên vấn nạn “sâm giả” khiến cả người trồng và người tiêu dùng đều rất đau đầu. Nguyên nhân là do trên thị trường có nhiều loại sâm có vẻ ngoài tương tự với sâm Ngọc Linh nên gây khó nhận biết.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?

Trồng loại cây được coi như “quốc bảo” của Việt Nam, nông dân có thể thu 32 tỷ đồng/ ha - Ảnh 3.

Sâm Ngọc Linh là loại cây quý hiếm, được coi như “quốc bảo” của nước ta. Ảnh: TT

Sâm Ngọc Linh được ví như “quốc bảo” của Việt Nam. Loại sâm này có rất nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Theo tờ Thanh Niên, TS. BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP HCM, cho rằng sâm Ngọc Linh cũng giống với các loại sâm khác, nhất là thành phần chính là chất saponin.

Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh lại có ưu thế hơn so với các loại sâm khác. Đó là nó có hàm lượng saponin cao cùng những khoáng chất hiếm để bổ sung tốt cho cơ thể. Cũng vì có những khoáng chất hiếm, nên “quốc bảo” của Việt Nam kén chỗ trồng, khi chỉ trồng tại một số huyện ở Quảng Nam và Kon Tum.

Xem thêm  Phát Đạt dự chi tối đa 650 tỷ đồng mua khu đất của một cá nhân

Theo vị chuyên gia này,

sâm Ngọc Linh nằm trong nhóm thuốc bổ khí trong đông y.

Công dụng chính của nó là giúp an thần, tỉnh táo và bổ dưỡng. Theo đó, những người hay buồn ngủ uống loại sâm này sẽ tỉnh táo và người bị ức chế uống vào sẽ giúp dễ ngủ. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn rất tốt cho những người mệt mỏi và dễ ra mồ hôi…

Sâm Ngọc Linh của Việt Nam là một trong 5 loại nhân sâm nổi tiếng trên thế giới (bên cạnh sâm Hàn Quốc, sâm Nga, sâm Canada và sâm Mỹ). Việt Nam cũng là là quốc gia có tiềm năng để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, ngành kinh tế này có thể đạt giá trị thương mại nhiều tỷ USD trong thời gian tới.

Trên thực tế, sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia. Đặc biệt, vào tháng 6/2023, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ bảo tồn nguồn gen sâm ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng và phấn đấu diện tích trồng sâm đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030 và 100% diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Chương trình này định hướng đến năm 2045, phát triển sâm trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế và phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.





Nguồn: Soha

Xem thêm  Tài khoản ngân hàng có thể bị phong tỏa trong những trường hợp sau

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều