Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Triệt phá đường dây mua bán người sang Campuchia, ép làm việc cho đường dây lừa đảo


Ngày 7/1, Công an TPHCM cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Cường (SN 2006, ngụ quận 1), Trần Nhựt Minh (SN 1996, ngụ quận 4), Võ Hải Đương (SN 2002, ngụ quận 7), Bùi Thị Tâm Tuyền (SN 1995, quê Đắk Lắk) và Huỳnh Thị Hoàng Quyên (SN 1998, quê An Giang) về tội “ Mua bán người ”.

Tháng 7/2024, Công an TPHCM nhận được Công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc đề nghị tổ chức tiếp nhận đưa 31 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Campuchia do xuất nhập cảnh trái phép ; lao động trái phép) và 5 công dân được cơ quan chức năng giải cứu, trong đó có công dân cư trú tại TPHCM.

Ban chuyên án họp triển khai kế hoạch triệt phá đường dây mua bán người. Ảnh: Công an cung cấp.

Ban Giám đốc Công an đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các cơ quan liên quan quan để tiếp nhận công dân và xác minh làm rõ có hay không các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi đưa người ra nước ngoài trái phép…

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, thu thập tài liệu chứng cứ có liên quan, PC01 nhận thấy có dấu hiệu nghi vấn hoạt động dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép đưa người trong nước sang Campuchia làm việc tại các casino trá hình, công ty hoạt động lừa đảo qua mạng…

Xem thêm  Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm

Do đó, PC01 tiếp tục triển khai xác minh, tập trung thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ dấu hiệu tội phạm “Mua bán người” và các hành vi vi phạm pháp luật khác, đồng thời khám xét khẩn cấp nhiều địa điểm, triệu tập 16 đối tượng, tạm giữ 7 điện thoại, thiết bị điện tử có liên quan.

Kết quả, tại Campuchia có các khu vực do người nước ngoài thuê và thành lập ra các “Trung tâm lừa đảo trực tuyến”, “Casino trá hình”… với nhiều tên gọi “hai con voi”, “tam thái tử 1”, “tam thái tử 2”, “King Crow”, “osamat”, “titan”, “kimsa 1,2,3”, “kim tài 1,2,3”… (gọi tắt là các trung tâm).

Triệt phá đường dây buôn người Campuchia ép lao động dưới hình thức lừa đảo - Ảnh 2.

Đối tượng Nguyễn Thanh Cường. Ảnh: Công an cung cấp.

Các đối tượng này thuê người Việt Nam làm người các công việc như: phiên dịch, phụ trách giao tiếp… và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có “dụ dỗ” khách nạp tiền vào các trò chơi trực tuyến để chiếm đoạt.

Tại các trung tâm trên có các “đại lý” phụ trách tìm kiếm, dẫn dụ người từ Việt Nam sang Campuchia, cung cấp nguồn lao động bất hợp pháp cho các khu trung tâm và giúp sức cho “đại lý” là các đối tượng đang sinh sống tại Việt Nam từng làm việc tại Campuchia hoặc biết được cách liên lạc với “đại lý”.

Các đối tượng sử dụng thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối như tuyển dụng lao động làm việc tại nước ngoài “việc nhẹ, lương cao” và nhiều thủ đoạn khác để dụ dỗ, lôi kéo, dẫn dắt các cá nhân trong nước sang Campuchia để nhận được “tiền giới thiệu”.

Xem thêm  Cảnh sát truy đuổi, bắt giữ Nguyễn Thượng Thư

Từ manh mối trên, PC01 xác định 3 đối tượng làm việc cho các “đại lý” để đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia gồm Cường, Minh và Đương. Trong đó, Cường là đối tượng liên hệ trao đổi với các đối tượng ở Campuchia; Minh và Đương tìm các con mồi , người có nhu cầu để dẫn dụ, ép buộc, đưa sang Campuchia.

Triệt phá đường dây buôn người Campuchia ép lao động dưới hình thức lừa đảo - Ảnh 3.

Cơ quan công an tống đạt các quyết định đối với Võ Hải Đương. Ảnh: Công an cung cấp.

Đáng chú ý, lợi dụng việc nạn nhân nợ tiền, không có khả năng chi trả, các đối tượng đã có hành vi đánh đập, đe dọa, ép buộc nạn nhân phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia và “bán” cho đại lý.

Tháng 8/2024, PC01 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam Cường, Minh và Đương về tội “Mua bán người”, đồng thời tập trung mở rộng điều tra, xác minh truy bắt các đối tượng liên quan.

Mở rộng điều tra, công an xác định Tuyền và một đối tượng nữ sinh sống tại Campuchia, thường xuyên qua lại giữa hai nước để chọn, “dẫn dụ” các nạn nhân đưa sang Campuchia lao động trái phép tại các “trung tâm lừa đảo”.

Tháng 9/2024, Tuyền nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài , Cơ quan Công an đã đã triển khai lực lượng, phối hợp cơ quan chức năng tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đưa về đấu tranh, khai thác.

Xem thêm  Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm nhận hối lộ xin giảm án

Qua đó, xác định đối tượng nữ còn lại là Quyên nên đã tiến hành đưa về trụ sở làm việc. Tại cơ quan công an, Tuyền và Quyên thừa nhận hành vi, vai trò của mình trong đường dây hoạt động phạm tội này.

Triệt phá đường dây buôn người Campuchia ép lao động dưới hình thức lừa đảo - Ảnh 4.

Đối tượng Tâm (bên trái) và Quyên tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp.

Theo Công an TPHCM, các lao động Việt Nam sau khi bị bán sẽ bị nhốt tại trụ sở công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24; bị ép làm việc liên tục, nếu không làm đủ doanh số sẽ bị các quản lý đánh đập, tra tấn, bỏ đói, chích điện và bán sang các công ty khác.

Trong năm 2024, Công an TPHCM đã điều tra, khởi tố 4 vụ 22 bị can liên quan hành vi mua bán người, giải cứu 54 người.

Ngoài ra để lôi kéo người lao động, các đại lý đưa ra lợi ích là 300USD tiền giới thiệu cho mỗi người “dụ dỗ” được. Do đó, nhiều người ban đầu là nạn nhân sau đó đã trở thành chân rết của đường dây này, tìm con mồi để đưa sang Campuchia nhằm hưởng lợi.

Triệt phá đường dây buôn người Campuchia ép lao động dưới hình thức lừa đảo - Ảnh 5.

Công an làm việc với bị hại trong đường dây mua bán người. Ảnh: Công an cung cấp.

Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, cân nhắc thật kỹ trước những lời mời gọi “ việc nhẹ, lương cao ” để tự bảo vệ chính mình, để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều