Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

‘Tiền mất tật mang’ khi ôm chục tỷ đồng ra nước ngoài trị bệnh


Đó là trường hợp bệnh nhân Trang Huy H. (32 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu). Theo bệnh sử, hơn 10 năm trước, bệnh nhân có biểu hiện bị tấy đỏ ở vành tai bên trái, kèm theo đau nhức. Gia đình đưa đến các bệnh viện ở TPHCM thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bị dị dạng mạch máu . Bệnh nhân đã được phẫu thuật, cột các khối dị dạng vào động mạch.

Tuy nhiên, vài năm sau, khi H. đã lập gia đình và có con nhỏ thì tình trạng bệnh tái phát. Gia đình quyết định đưa bệnh nhân sang Singapore điều trị vì cho rằng nước bạn có nền y học phát triển, khả năng trị khỏi bệnh cho H. sẽ khả quan.

Bệnh nhân đã phải cắt bỏ một bên tai vì những biến chứng trong quá trình điều trị ở nước ngoài

Ngày 6/12, trao đổi với phóng viên, ông Trang Tài Đ. (68 tuổi, bố bệnh nhân) bùi ngùi chia sẻ: “Tôi đưa con sang Singapore thì được bác sĩ tư vấn thực hiện phương pháp bơm keo gây tắc mạch để ngăn không cho máu lưu thông vào khối dị dạng. Họ bảo đây là kỹ thuật cao, chất lượng điều trị rất khả quan. Tuy nhiên, thực tế không được như kỳ vọng. Sau khi bơm keo chỉ được thời gian ngắn, bệnh lại tái phát”.

Ông Tài Đ. cho biết, trong thời gian khoảng 1 năm, gia đình ông đã phải đưa con sang Singapore hơn 10 lần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, càng điều trị khối dị dạng mạch máu ngày càng phát triển lớn tạo thành ổ nhiễm trùng, hoại tử khiến con ông phải cắt một bên tai và ghép da nhưng bệnh mỗi ngày một xấu hơn.

Xem thêm  Siêu mẫu Xuân Lan lại mở "lớp thực hành tiếng Việt" giữa trưa, netizen: Một chiếc status rất khó ở!

“Chúng tôi đã chi hơn 10 tỷ đồng cho việc điều trị của con nhưng đến giờ thì tiền mất, tật mang. Toàn bộ tài sản gia đình tích cóp được đã khánh kiệt, nhà cửa, đất đai cũng bán hết. Đau lòng hơn là con dâu không chịu nổi cực khổ vì chồng đau bệnh đã bỏ đi, để lại con thơ mới 7 tuổi” – ông Tài Đ. nói.

Sau khi về nước, trong cảnh khánh kiệt gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ thăm khám, điều trị. Các bác sĩ đã can thiệp tắc mạch cho bệnh nhân và chỉ định cho H. điều trị ngoại trú bằng phương pháp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết. “Thực tế của gia đình tôi cho thấy, tay nghề và kỹ thuật của các bác sĩ trong nước rất tốt. Nếu biết trước sẽ lâm vào cảnh khốn khổ hôm nay, tôi đã không đưa con ra nước ngoài điều trị” – ông Tài Đ. chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên về ca bệnh trên, TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ cho biết: “Theo kinh nghiệm của tôi, các đồng nghiệp từ phía Singapore đã ra tay hơi quá và sử dụng vật liệu gây tắc không phù hợp. Chất gây tắc hiện nay đã trở thành khối dị vật khổng lồ trên đầu, khiến vết thương của bệnh nhân không biết bao giờ lành được. Tôi biết chắc một điều là kỹ thuật này tại Việt Nam chúng ta làm rất tốt và chi phí thấp hơn rất nhiều”.

Xem thêm  Bán 3kg quẩy chiên chỉ lãi vài nghìn/que, lão nông bị phạt gần 180 triệu đồng, tòa án cho rằng: "Mức phạt này là nhẹ"

TS Chí Cường cho rằng, không như Việt Nam đặt y đức lên hàng đầu, nhiều quốc gia hiện nay đang lấy y tế để làm kinh tế. Nhằm thu hút bệnh nhân từ các quốc gia khác, họ đang vươn “vòi bạch tuộc” đi khắp nơi để “câu bệnh”. Dẫn chứng cho thực tế trên, TS Chí Cường cho biết, mới đây ông đã tiếp nhận thông tin cầu cứu từ một nữ bệnh nhân tại Đà Nẵng.

Hiện nay, trang thiết bị, chuyên môn của nhiều bệnh viện Việt Nam không thua kém các quốc gia trong khu vực và thế giới

Nữ bệnh nhân trước đó được chẩn đoán bị dị dạng mạch máu não. Gần đây, chị đến một cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thăm khám thì được chẩn đoán, khối dị dạng mạch máu có nguy cơ vỡ, gây đột quỵ. Bệnh nhân được tư vấn ra nước ngoài điều trị với chi phí ban đầu là 2 tỷ đồng. “Tôi đã kiểm tra lại cho bệnh nhân. Thực tế, khối dị dạng mạch máu không phát triển so với thời điểm được phát hiện nhiều năm trước. Người bệnh không cần can thiệp mà chỉ cần ăn uống khoa học, tập luyện thể dục, giảm căng thẳng” – TS Chí Cường nói.

Từ những trường hợp trên, TS.BS Trần Chí Cường khuyến cáo cộng đồng, hiện nay trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn bác sĩ của Việt Nam hoàn toàn không thua kém các nước trong khu vực, nhiều kỹ thuật sánh ngang tầm quốc tế. Từ thực lực trên, Chính phủ đang chủ trương xây dựng TPHCM trở thành Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Khu vực ASEAN để vừa điều trị tốt hơn cho người bệnh trong nước vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các quốc gia khác.

Xem thêm  Đừng chủ quan, 6 thói quen ăn lẩu này đang âm thầm gây hại thận của bạn!

“Tôi mong người bệnh hãy tìm hiểu kỹ càng về chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của các bệnh viện trong nước trước khi đưa ra quyết định nên đi nước ngoài điều trị hay không để tránh tiền mất, tật mang” – TS.BS Trần Chí Cường nói.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều