Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img

Thực quản người phụ nữ 30 tuổi “thối hoàn toàn” vì 1 thói quen có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi


Một phụ nữ 30 tuổi ở miền bắc Trung Quốc đã tìm cách điều trị chứng khó nuốt. Bác sĩ đã tiến hành nội soi thực quản cho cô và phát hiện “một vết loét lớn” ở giữa và dưới thực quản, điển hình của “viêm thực quản do thuốc”. Zhang Jing, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và gan mật, chỉ ra nguyên nhân chính gây bỏng thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản, thậm chí loét thực quản. Nguyên nhân thường là do không uống đủ nước khi uống thuốc, hoặc nằm xuống ngay sau khi dùng thuốc. Điều này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi.

Cụ thể, bác sĩ Zhang Jing, Khoa Tiêu hóa và gan mật chia sẻ câu chuyện trên. Ông cho biết người phụ nữ phàn nàn về việc khó nuốt. Bác sĩ tai mũi họng đã tiến hành nội soi thanh quản và không tìm thấy điều gì bất thường. Sau khi hỏi kỹ tiền sử bệnh, người ta phát hiện ra rằng gần đây cô ấy đã dùng thuốc kháng sinh. 

Do đó, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị bỏng thực quản là do thuốc, và ngay lập tức sắp xếp cho người phụ nữ đi nội soi thực quản.

Người phụ nữ được nội soi dạ dày và phát hiện một vết loét lớn ở giữa và dưới thực quản

“Quả nhiên, nội soi phát hiện một lượng lớn vết loét thực quản ở giữa và dưới thực quản!”, bác sĩ Zhang Jing kêu lên khi nhìn vào ống nội soi của người phụ nữ. Ông cho biết đây là một bệnh “viêm thực quản do thuốc” điển hình. 

Xem thêm  Em trai vợ qua đời, em dâu liền mang giỏ hoa quả tới xin xỏ 1 việc khiến tôi "sốc óc", còn vợ thì gật gù đồng ý

Sau khi nội soi dạ dày, ngoài việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân, ông còn hướng dẫn cô những điều cần chú ý trong chế độ ăn uống để giảm tổn thương thứ phát do loét thực quản.

Viêm thực quản do thuốc là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản, thậm chí gây loét. Nguyên nhân thường là do uống thuốc không đủ nước, hoặc không giữ cơ thể đứng thẳng sau khi uống thuốc, uống thuốc rồi nằm xuống ngay. Các loại thuốc thông thường gây viêm thực quản do thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh (ví dụ doxycycline), thuốc giảm đau chống viêm (NSAID)… thường khiến các triệu chứng biến mất trong vòng vài ngày sau khi ngừng các loại thuốc trên và thêm sự trợ giúp của thuốc kháng axit và dịch dạ dày sẽ dần dần giảm bớt.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm thực quản do thuốc là khoảng 3,9 trên 100.000 người. “Nó không phổ biến lắm, chủ yếu ở phụ nữ, người già và trẻ em nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mặc dù nuốt phải một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau có nhiều khả năng gây viêm thực quản do thuốc hơn các loại thuốc thông thường nhưng “thói quen” vẫn là nguyên nhân chính.

Bác sĩ Zhang Jing nhắc nhở rằng việc uống thuốc trong cuộc sống hàng ngày là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là phải nắm bắt các nguyên tắc cơ bản, chẳng hạn như uống thuốc với đủ nước (khoảng 200 đến 250ml) và giữ cơ thể thẳng trong một khoảng thời gian (khoảng 30 phút) sau khi uống thuốc, có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm thực quản do thuốc gây ra.

Xem thêm  Hẹn hò 18 ngày bạn gái báo có thai, chàng trai đem 800 triệu đến hỏi cưới: Con chào đời, gia đình tan nát

Nguồn và ảnh: ETToday





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều