Theo Sohu, Hồng Lâu Mộng (1987) là tác phẩm được phát sóng nhiều thứ ba trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc. Đầu tiên là phim điện ảnh Lượng Kiếm với hơn 5.000 lần, Tây Du Ký 1986 với hơn 3.000 lần và Hồng Lâu Mộng với hơn 1.500 lần sau 37 năm. Chính vì vậy, mỗi một nhân vật, một câu thoại tình tiết đều đã trở thành kinh điển, in sâu vào tâm trí khán giả. Dàn diễn của Hồng Lâu Mộng dù chính hay phụ đều quen thuộc với khán giả đại chúng Trung Quốc.
Lý Nguyệt năm đó 5 tuổi, may mắn được góp mặt trong một tác phẩm kinh điển, từ đó những hình ảnh của cậu được lưu giữ mãi mãi. Trong Hồng Lâu Mộng. Lý Nguyệt thể hiện vai cậu bé nhà quê đáng yêu tham ăn Tiểu Bản Nhi, cháu nội giả Già Lưu, xuất hiện trong các tập phim Già Lưu đến thăm phủ Vinh Quốc và Già Lưu vui chơi Đại Quan Viên.
Theo đạo diễn Vương Phù Lâm kể lại, năm 1983, đoàn phim muốn tìm một cậu bé có vẻ ngoài bướng bỉnh tinh nghịch đóng vai Tiểu Bản Nhi, một nhân viên trong đoàn liền giới thiệu Lý Nguyệt. Dù còn nhỏ, chưa tiếp xúc với diễn xuất máy quay nhưng Lý Nguyệt lại thể hiện rất tốt và nhanh chóng đạt được sự tán thưởng của ê-kíp làm phim.
Khi Hồng Lâu Mộng ra mắt, phim vô cùng thành công và được so sánh với Tây Du Ký. Báo chí Trung Quốc ngày ấy gọi Lý Nguyệt là thần đồng diễn xuất, cậu bé cũng được yêu thích không kém Triệu Hân Bồi, đóng vai Hồng Hài Nhi.
Tuy nhiên, cũng giống Triệu Hân Bồi, sau bộ phim Lý Nguyệt không tiếp tục con đường diễn xuất mà tập trung học tập. “Đối với tôi, được tham gia Hồng lâu mộng là hồi ức đẹp nhất cuộc đời của mình. Năm đó, đoàn phim sống như người trong gia đình. Quay phim với thù lao thấp nhưng mọi người coi nhau như người thân. Tôi và các cô chú trong đoàn lấy tình cảm từ ngoài đời đưa vào phim, vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình quay”, Lý Nguyệt nói trong buổi gặp gỡ đoàn phim năm 2003.
Năm 18 tuổi, Lý Nguyệt đỗ ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Cambridge và sang Anh du học. Sau khi đỗ bằng thạc sĩ, sao nhí trở về nước phát triển sự nghiệp kinh doanh trong ngành tài chính và rất thành công. Công ty do anh thành lập từng lọt top doanh nghiệp trẻ tiềm năng tại Trung Quốc.
Đáng tiếc, vào ngày 4/1/2008, Lý Nguyệt qua đời sau một vụ tai nạn nghiêm trọng, khi đó anh mới 29 tuổi để lại nhiều đau thương cho người thân, bạn bè. Thông tin Lý Nguyệt qua đời chỉ được công bố rộng rãi sau đó 2 tháng nên đoàn phim Hồng Lâu Mộng không có ai đến viếng sao nhí. “Năm đó khi nghe tin cậu ấy qua đời, chúng tôi cũng chỉ là nghe đồn, không hề được xác nhận từ gia đình”, đạo diễn Vương Phù Lâm đau buồn nói.
Nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối bởi cuộc sống của Lý Nguyệt chỉ mới bắt đầu, anh điển trai, có sự nghiệp thành công nhưng lại gặp số phận “trời cao đố kỵ anh tài”.
Hồng Lâu Mộng là bộ phim gây tiếng vang trong suốt 37 năm. Ngay từ khi phát sóng những tập đầu tiên, tác phẩm đã được tán dương là “một chương tuyệt vời trong lịch sử truyền hình Trung Quốc”, “bản kinh điển không thể vượt qua”. Sau này, khi phát sóng lại, Hồng Lâu Mộng 1987 nhiều lần đạt rating top 1 cả nước nhờ sức hấp dẫn từ cảnh quay diễn xuất, ý nghĩa sâu xa của bộ phim.
Đặc biệt, hiếm có danh tác nào được xây dựng hẳn một bộ ngôn để nghiên cứu như Hồng Lâu Mộng. Do Hồng Lâu Mộng có nhiều văn bản khác nhau, quan điểm của các nhà nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng cũng khác nhau, nên Hồng Học được chia làm nhiều phái như phái Phê bình văn học, phái Sách ẩn, phái Khảo chứng, phái Tự truyện… Hồng Lâu Mộng cũng phát hành hai tập san riêng chuyên đăng tải những nghiên cứu về phim, truyện và có không ít những chuyên gia cả đời nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng.