Phỏng vấn xin việc là thử thách mà hầu hết mọi người phải trải qua trước khi đi đến bước ký kết hợp đồng làm việc. Ứng viên tham gia phỏng vấn phải đối mặt với rất nhiều áp lực, không những phải thể hiện được chuyên môn, cá tính của bản thân, mà còn phải cạnh tranh với nhiều ‘‘đối thủ’’ khác.
Qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được năng lực, tư duy và sự phù hợp của ứng viên với công ty. Vì thế, trong các buổi phỏng vấn xin viện hiện nay, HR còn đặt ra nhiều câu hỏi kiểm tra EQ, IQ và cả những tình huống thực tế để thử thách ứng viên. Sự thay đổi trong quá trình tuyển dụng này vô cùng dễ hiểu, bởi qua đó, các công ty có thể sàng lọc và lựa chọn được nhân sự vừa có chuyên môn, năng lực lại biết cách ứng xử khéo léo, thông minh.
Vương Nguyên là một sinh viên mới ra trường. Giống như nhiều người trẻ khác, anh luôn mong muốn có thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Dù có tư chất thông minh và nhanh nhẹn, Vương Nguyên vẫn không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện các kỹ năng mềm cần có như: Giao tiếp, tư duy nhạy bén, thuyết trình, đàm phán,… để gia tăng cơ hội việc làm.
Sau một thời gian gửi CV, Vương Nguyên bất ngờ nhận được cuộc hẹn phỏng vấn của một công ty mà bản thân mơ ước. Dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng chàng trai trẻ vẫn quyết tâm nắm lấy cơ hội của mình bằng việc vận dụng đa dạng nguồn kiến thức.
Khi kết thúc vòng phỏng vấn cá nhân, Vương Nguyên cùng 2 ứng viên khác được mời tham dự buổi phỏng vấn chung kéo dài khoảng 30 phút. Tại đây, cả 3 người cùng nhận được một câu hỏi ngắn: ‘‘Cái gì bạn có mà người khác dùng nhiều hơn bạn?’’.
Câu hỏi bất ngờ từ phía nhà tuyển dụng khiến Vương cùng 2 ứng viên còn ‘‘đứng hình’’ khoảng 5 giây. Nhà tuyển dụng cho phép mọi người suy nghĩ trong 3 phút, sau đó xung phong để trả lời.
Người trả lời đầu tiên là một cô gái đã đi làm được 2 năm. Cô trả lời thứ thuộc về bản thân nhưng người khác có thể sử dụng nhiều chính là chiếc card visit (danh thiếp). Cô giải thích card visit là một vật không thể thiếu trong quá trình làm việc và giao tiếp. Dù bản thân mỗi người đều có những chiếc card visit của bản thân song mục đích chính của nó là để đối tác sử dụng khi cần liên lạc. Nghe xong đáp án của cô gái này, nhà tuyển dụng không nói gì mà chỉ gật đầu.
Ứng viên thứ 2 xung phong trả lời là một chàng trai 22 tuổi, cũng vừa tốt nghiệp đại học. Câu trả lời của anh chàng này là ‘‘Không có thứ gì mà bản thân sở hữu mà người khác có thể sử dụng nhiều hơn, bởi mọi vật sinh ra đều có lý do và sứ mệnh của chúng. Làm gì có vật gì mà người sở hữu lại dùng ít hơn người ngoài được’’. Nghe xong, nhà tuyển dụng liền lắc đầu như thể hiện sự thất vọng, sau đó cúi xuống để ghi chép gì đó.
Đến lượt Vương Nguyên, sau khi suy nghĩ kỹ lường, anh tự tin đáp ‘‘Theo tôi, thứ bản thân có mà người khác dùng nhiều hơn chính là cái tên. Bởi mọi người xung quanh có thể gọi tên tôi nhiều lần mỗi ngày, nhưng bản thân tôi lại chẳng bao giờ sử dụng đến chúng trừ khi tự giới thiệu’’.
Khi nghe câu trả lời này của Vương Nguyên, ban tuyển dụng rất hào hứng và cho rằng đây chính là ứng viên mà mình tìm kiếm. Sau khoảng 30 phút thảo luận, nhà tuyển dụng đã quyết định trao cơ hội làm việc cho chàng trai xuất sắc này.
Đối với những câu hỏi dạng này, nhà tuyển dụng không hẳn cần một cách giải quyết mà cần sự liên tưởng, tư duy đến những giá trị hiện thực. Vì thế, các ứng viên cần linh hoạt vận dụng để có câu trả lời khách quan và thông minh nhất.
(Theo Sohu)