Ngày càng có nhiều người nói rằng chuyện vay tiền đôi khi làm rạn nứt tình cảm. Làm thế nào để từ chối việc cho vay tiền đã trở thành một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của người trưởng thành. Thế nhưng, nếu bạn không bao giờ cho người khác vay tiền, vậy khi bạn gặp khó khăn, ai sẽ sẵn lòng giúp bạn?
Tất cả các mối quan hệ đều cần sự qua lại, không thể chỉ đòi hỏi từ một phía. Vấn đề nằm ở chỗ, sau khi đã cho người thân hay bạn bè vay tiền, làm thế nào để giữ được tốt mối quan hệ, không làm rạn nứt tình cảm đồng thời lấy lại tiền đúng hạn. Sau khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, chúng ta nên tránh làm 3 việc sau đây.
1. Vội vàng đòi lại, giục trả nợ
Nhiều người khi cho vay tiền thường cảm thấy bất an, lo lắng rằng đối phương sẽ quỵt nợ hoặc không có khả năng trả lại tiền khiến bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng.
Việc muốn nhanh chóng đòi lại tiền để đảm bảo lợi ích của mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng việc bạn sẵn lòng cho vay chứng tỏ “người đó” là một người rất quan trọng, là người mà bạn tin tưởng và hiểu rõ.
Những người bạn sẵn lòng cho vay thường là anh chị em, họ hàng thân thiết, bạn bè từng giúp đỡ nhiều lần.
Nếu bạn bắt đầu đòi lại tiền ngay sau khi mới cho vay, đối phương chắc chắn không trả được và tình cảm giữa hai bên sẽ rạn nứt. Không vội vàng đòi tiền sẽ giữ lại sự tôn trọng và thể diện cho đối phương.
2. Giao tiếp không rõ ràng
Trên MXH, từng có người đặt câu hỏi: “Cho anh họ vay tiền, lúc trả nợ anh ấy tặng thêm phong bì, chị dâu lại không hài lòng. Tôi có nên trả lại không?”
Một người đã cho anh họ vay 30.000 NDT(khoảng 104 triệu đồng). Khi trả nợ, anh họ tặng thêm phong bì 800 tệ (khoảng 2,8 triệu đồng) để cảm ơn nhưng không bàn trước với vợ mình, dẫn đến mâu thuẫn. Bình luận được ủng hộ nhiều nhất là: Lỗi không ở chị dâu mà ở anh họ, do việc không nói rõ ràng với vợ.
Trả nợ đúng hạn sẽ giúp củng cố niềm tin, thậm chí mở ra cơ hội hợp tác sau này. Tuy nhiên, cần trao đổi rõ ràng với những người liên quan, đặc biệt khi khoản vay ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Bằng cách này, sẽ không có sự hiểu lầm.
3. Đòi thêm lợi ích
“Rõ ràng về mặt tiền bạc” là một nguyên tắc nên được tuân thủ. Khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, cả 2 bên đều phải nói rõ ràng về số tiền ngay từ đầu để tránh những hiểu lầm hay nghi ngờ không đáng có.
Thực tế, nhiều bạn bè vay tiền để đầu tư hoặc kinh doanh và nhờ số tiền vay đó mà đạt được thành công lớn. Trong trường hợp nếu người cho vay tiền thấy người vay thành công và giàu có, có thể nảy sinh suy nghĩ muốn đề xuất lấy thêm tiền ngoài dự định ban đầu. Đây là hành vi không nên, có thể khiến đối phương hiểu lầm về bạn.
Tiền là thước đo lòng người. Khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, đừng để ảnh hưởng đến các mối quan hệ cũng đừng để bản thân bị lừa gạt.
Nhà văn William Shakespeare từng khuyên: “Cho vay tiền bạc là mất đi tình bạn. Tốt nhất là đừng biến mình thành con nợ, cũng đừng là chủ nợ của bạn bè”.
Vì vậy, trước khi cho vay, hãy tìm hiểu rõ tình hình, sự việc để tránh trường hợp đến khi tiền đã cho vay rồi lại gây ra những hiểu lầm không đáng có, rạn nứt mối quan hệ.
Theo Aboluowang