Ngoài lòng ngon, dạ dày, gan lợn thì lòng già lợn cũng là một trong những bộ phận nội tạng của lợn được nhiều người thích ăn. Món này khi nấu lên vừa giòn mềm lại có chút dai dai, nhâm nhi với chút rượu thì còn gì bằng.
Tuy nhiên lòng già là nơi chứa chất thải của con vật nên nếu không biết cách sơ chế sẽ vừa hôi tanh lại không sạch. Nhiều người thường sử dụng giấm và muối nhưng thực chất 2 nguyên liệu này chưa đủ để khử sạch mùi, chất cặn bẩn và nhớt có trong lòng già.
Các đầu bếp chỉ ra rằng, có 2 nguyên liệu cần phải bổ sung thêm thì mới có thể làm sạch lòng già.
Nguyên liệu
Lòng già
Bột mì
Tinh bột
Giấm trắng
Cách làm
Đầu tiên, bạn rửa lòng già với nước ấm khoảng 2,3 lần để loại bỏ các tạp chất.
Cho lòng già ra chậu, đổ bột mì, tinh bột, giấm và chút nước ấm rồi nhào bóp, chà bề mặt lòng già. Tiếp tục lộn lòng già ra, bóp và chà một lần nữa.
Bột mì và tinh bột là 2 nguyên liệu giúp làm sạch lòng già. Chúng có thể thấm hút các chất cặn bẩn, nhớt có trong lòng già và đẩy hết ra ngoài.
Trong khi đó, giấm giúp khử hoàn toàn mùi hôi tanh có trong lòng già. Vì thế khi sơ chế lòng già, bạn nhất định phải sử dụng “bộ ba” này.
Cuối cùng, bạn để lòng già nghỉ 5 phút rồi đem rửa sạch lại nhiều lần với nước ấm. Sau khi rửa sạch lòng, cho vào nồi, thêm nước, nêm 1 thìa muối, 1 thìa rượu trắng, hành lá và cho lên bếp đun.
Luộc trong vài phút đến khi lòng trắng và cứng lại sẽ vớt ra, để nguội. Giờ lòng đã sạch hoàn toàn, bạn có thể thái ra để chế biến thành món ăn theo sở thích.