Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Quy định mới về lương, xếp hạng giáo viên có hiệu lực từ tháng 12


Quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Thông tư số 13/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học, có hiệu lực từ ngày 15/12.

Thông tư mới không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023.

Quy định mới về lương, xếp hạng giáo viên có hiệu lực từ tháng 12- Ảnh 1.

Quy định mới về lương, xếp hạng giáo viên có hiệu lực từ tháng 12. (Ảnh minh hoạ)

Thông tư mới quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.

Về tiêu chuẩn xếp loại chất lượng trong thời gian công tác, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và tương đương, có 2 năm (với mầm non) và 3 năm (với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Xem thêm  "Bê" mẹ và anh trai vào bài tập đặt câu, học sinh tiểu học tạo nên thành quả khiến ai nấy cười ná thở

Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, với các trường công lập, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng I tối đa không quá 10%, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương tối đa không quá 50%.

Lương giáo viên dạy nghề

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Thông tư này chính thức được áp dụng từ ngày 10/12.

Mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được thông tư sửa đổi quy định như sau:

1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Xem thêm  Hiệu trưởng xin từ chức sau phản ánh cắt xén suất ăn bán trú của học sinh

5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.

6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng IV) – Mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Định giá dịch vụ giáo dục

Thông tư số 14/2024 về quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12.

Theo Thông tư, giá dịch vụ giáo dục là toàn bộ các khoản chi phí thực tế hợp lý phát sinh để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định, các chi phí khác và tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có).

Xem thêm  Phát hiện ra lịch sử truy cập kỳ lạ trên máy tính của con trai 15 tuổi và đây là cách tôi giải quyết vấn đề nhạy cảm này

Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo được phân biệt theo cấp học, trình độ, lĩnh vực, ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và hình thức giáo dục, đào tạo; được điều chỉnh hằng năm khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thay đổi.

Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo xác định theo công thức sau:

Quy định mới về lương, xếp hạng giáo viên có hiệu lực từ tháng 12- Ảnh 2.

Trong đó, chi phí tiền lương: gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chi phí vật tư: là chi phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học; hoạt động cung cấp dịch vụ gồm: chi phí văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, điện nước… và các chi phí khác được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư.

Chi phí quản lý: là chi phí phục vụ các phòng, ban của bộ phận quản lý trong cơ sở giáo dục, bao gồm chi phí tuyển sinh; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế…

Chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định: là chi phí khấu hao hoặc hao mòn nhà cửa, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo được tính theo quy định của Bộ Tài chính và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định vào giá dịch vụ giáo dục, đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Chi phí khác: gồm các loại thuế khác theo quy định, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác.



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều