Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Ông cụ đem 7 tỷ đồng tiền đền bù đất gửi tiết kiệm, 1 năm sau đi rút tiền thì bị nhân viên từ chối, cảnh sát khẳng định: “Ngân hàng đã làm đúng”


Năm 2018, ngôi nhà của ông Hoàng ở Giang Tô, Trung Quốc, nằm trong dự án cải tạo và phát triển thành phố nên phải phá dỡ. Vào thời điểm đó, ông Hoàng nhận được 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng) tiền đền bù. Không an tâm khi giữ số tiền quá lớn, ông Hoàng bảo con gái gửi tiền vào ngân hàng vì nghĩ rằng đó là phương án an toàn nhất.

Năm 2019, con trai ông Hoàng đến tuổi thành gia lập thất nên cần tiền để chuẩn bị cho hôn lễ. Lúc này, ông Hoàng quyết định đến ngân hàng địa phương để rút tiền tiết kiệm. Tuy nhiên khi đến nơi, ông lại được giao dịch viên thông báo rằng 2 triệu NDT là số tiền lớn nên không thể rút ngay được mà phải hẹn ngày rút. Nghe vậy, ông Hoàng tỏ ra rất bối rối, nói:

“Tôi tuổi đã cao, không dễ gì đến được ngân hàng nên mong anh chị giúp đỡ để tôi có thể rút được tiền ngay”.

Trước câu nói của ông Hoàng, giao dịch viên vội tìm đến quản lý là anh Lý để tìm phương án giải quyết. Không ngờ khi người này nhìn thấy hai chứng chỉ tiền gửi của ông Hoàng liền khẳng định rằng hôm nay ông cụ chắc chắn sẽ không thể rút số tiền này. Cảm thấy khó hiểu, ông Hoàng liên tục hỏi lý do. Đáp lại, người quản lý cho biết biên lai gửi tiền của ông là giả mạo nên không thể rút tiền và khuyên ông nên ra về.

Xem thêm  Cả khu phố phải ngoái nhìn 1 tấm bảng người đàn ông gắn trên xe máy: Phải yêu cỡ nào mới làm được như này?

Tuy nhiên, ông Hoàng không tin lời người này nói, kiên quyết khẳng định tiền của mình là thật, biên lai tiền gửi là hợp lệ. Cho rằng phía ngân hàng đang làm khó mình, ông cụ này không kiềm chế được cảm xúc mà lớn tiếng chất vấn đối phương. Nhân viên ngân hàng thấy vậy thì cho biết: “Nếu chú còn gây rối, chúng tôi sẽ nhờ cảnh sát vào cuộc.”

Ảnh: 163

Theo các luật liên quan, việc giả mạo chứng chỉ tiền gửi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông Hoàng tin chắc rằng mình chưa từng tham gia vào bất kỳ hành vi giả mạo nào nên không sợ lời cảnh cáo này. Ông cụ không rời đi mà tiếp tục ở lại và yêu cầu nhân viên ngân hàng phải giải quyết việc của ông một cách công bằng.

Sự việc nhanh chóng thu hút sự tò mò của nhiều người kéo đến xem, nhân viên ngân hàng không còn cách nào khác phải nhờ đến cảnh sát để kiểm soát tình hình. Sau khi cảnh sát vào cuộc điều tra, kết quả cho thấy 2 tờ biên lai gửi tiền của ông Hoàng là giả.

Họ cho biết phía ngân hàng đã làm đúng và khuyên ông cụ nên ra về. Tuy nhiên, ông Hoàng vẫn kiên quyết khẳng định giấy tờ của mình là thật và kể lại ngọn ngành sự việc cho cảnh sát.

Khi biết chuyện 1 năm trước, con gái ông Hoàng là người gửi tiền tiết kiệm, phía cảnh sát lập tức liên hệ với người phụ nữ này để làm rõ sự việc. Cuối cùng sự thật cũng đã được phơi bày.

Xem thêm  Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

Hóa ra, con gái của ông Hoàng vốn không yên tâm khi giao giấy tờ cho bố cất giữ nên sau khi gửi tiền vào ngân hàng, cô quyết định tự mình giữ biên lai gửi tiền thật và nhờ người làm giả hai biên lai gửi tiền rồi đưa cho ông Hoàng. Ông Hoàng không biết điều đó nên đã mang giấy tờ giả này đến ngân hàng để rút tiền, dẫn đến sự hiểu lầm nghiêm trọng này.

Ảnh: 163

Nhân viên ngân hàng phát hiện giấy tờ giả mạo, không muốn sự việc nghiêm trọng nên chỉ mời ông cụ ra về. Tuy nhiên, sự việc sau đó đã vượt tầm kiểm soát nên họ lại phải nhờ đến sự hỗ trợ của phía cảnh sát.

Sau khi làm rõ sự tình, ông Hoàng đã hiểu ra mọi chuyện. Ông cụ này sau đó cũng đã rút được tiền của mình nhưng con gái của ông cụ phải đối mặt với hình phạt pháp lý vì hành động của cô liên quan đến việc làm giả giấy tờ. Mặc dù thực hiện với mục đích tốt nhưng hành vi của con gái ông Hoàng đã vi phạm pháp luật, khéo theo những rủi ro và rắc rối không đáng có cho gia đình.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều