Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Nhiều trường bớt phương thức xét tuyển, thí sinh lo giảm cơ hội vào đại học


Nghe tin trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ độc lập từ năm 2025, em Nguyễn Tố Uyên, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) khá hụt hẫng và lo lắng.

Tố Uyên luôn tâm niệm, quá trình xét tuyển vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có nhiều rủi ro. Vì vậy, xét học bạ là phương án an toàn nhất, giúp tăng cơ hội vào trường yêu thích. Với sự đầu tư, cố gắng trong gần 3 năm học qua, nữ sinh tự tin vào học bạ của  thân.

“Từ lúc biết tin, em thấy hụt hẫng, vì đây là phương án an toàn nhất có thể dựa vào. Trường giảm bớt phương thức xét tuyển đồng nghĩa với việc cơ hội vào đại học của  tất cả thí sinh bớt đi, độ cạnh tranh tăng lên”, Tố Uyên nói.

Nhiều trường bớt phương thức xét tuyển, thí sinh lo giảm cơ hội vào đại học- Ảnh 1.

Năm 2025, nhiều trường đại học có xu hướng giảm phương thức xét tuyển. (Ảnh minh hoạ)

Theo đề án tuyển sinh, thay vì sử dụng học bạ độc lập như mọi năm, năm nay thí sinh phải kết hợp điểm thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy, chứng chỉ quốc tế, giải học sinh giỏi để xét tuyển vào trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Tuy nhiên, bản thân Tố Uyên lại không có thành tích xuất sắc ở các cuộc thi trên hay sở hữu bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào. Nếu bây giờ mới bắt đầu học và thi, chắc chắn không kịp. Do đó, để có tấm vé vào ngôi trường mơ ước, nữ sinh chỉ còn cách tập trung ôn luyện kỹ càng để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Xem thêm  Nếu cha mẹ cứ nhắm mắt đáp ứng con 2 thứ sau đây, thì sao cũng có ngày cha mẹ - con cái thành thù

May mắn hơn Tố Uyên, sau khi biết thông tin Đại học Kinh tế quốc dân bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2024, em Phạm Thị Thuý Hằng, học sinh trường THPT Trương Định (Hà Nội) đã chuyển niềm hy vọng của bản thân sang kỳ thi tốt nghiệp. Thế nhưng khi Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thi theo chương trình phổ thông mới, nữ sinh lại thấy rất khó khăn trong việc lựa chọn và cân nhắc các môn thi.

Với lợi thế về tự nhiên, Hằng dự kiến chọn môn hai môn Lý, Hóa để thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học khối A00 (Toán, Lý Hóa). “Em cũng khá thích môn Sinh và định thử sức đăng ký nguyện vọng vào ngành Y. Nhưng Bộ chỉ cho phép thi tối đa 2 môn tự chọn, nghĩa là em chỉ được chọn A00 hoặc B00”, Hằng nói.

Theo nữ sinh, việc các trường giảm phương thức xét tuyển làm giảm cơ hội, giờ hạn chế số môn tự chọn càng thiệt thòi cho những thí sinh học đều các môn và đang cân nhắc giữa các khối. Với những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025, Hằng cho rằng các thí sinh phải chuẩn bị nhiều phương án khác để không gặp bế tắc trong kỳ tuyển sinh.

Nhiều trường bớt phương thức xét tuyển, thí sinh lo giảm cơ hội vào đại học- Ảnh 2.

Việc các trường giảm phương thức xét tuyển đại học khiến thí sinh lo lắng cơ hội vào đại học sẽ giảm bớt. (Ảnh minh hoạ)

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, xét tuyển sớm chỉ có lợi cho thí sinh yếu, vì chỉ cần có kết quả học bạ trung bình thôi cũng có thể xét tuyển sớm đỗ vào trường đại học. Trong khi mục tiêu của xét tuyển sớm là dành cho thí sinh vượt trội, tài năng.

Xem thêm  Học sinh Hà Nội xuất sắc giành 6 huy chương tại Olympic khoa học trẻ quốc tế 2024

Cũng theo bà Thủy, các phương thức xét tuyển sớm lâu nay còn gây bất lợi, thiếu công bằng cho những em không có điều kiện tham gia những kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, đánh giá năng lực. Do hệ thống dữ liệu chưa hoàn thiện, Bộ GD&ĐT chấp nhận thí sinh sử dụng các chứng chỉ khác nhau. Đến nay, hệ thống đã hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ việc xét tuyển đại học ở mọi phương thức.

“Chúng ta sẽ bỏ khái niệm xét tuyển sớm để đỡ gây nhầm lẫn. Nhiều chuyên gia giáo dục đều đồng tình với việc này”, bà Thủy nói.

Theo TS Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, điều kiện xét tuyển bằng học bạ hiện nay ở Việt Nam chưa phù hợp. Bởi lẽ, ở các trường phổ thông chưa có cơ chế kiểm định nên kết quả ở phổ thông tùy thuộc vào mỗi trường, không có sự đồng đều chất lượng. Nếu dựa vào việc xét học bạ để xét tuyển đại học sẽ là không công bằng với học sinh.

Việc bỏ phương thức xét tuyển này không làm giảm cơ hội vào đại học hay thiệt thòi cho thí sinh. Các em giỏi vẫn sẽ vào được trường mơ ước bằng thực lực” , TS. Lê Viết Khuyến nói và nhấn mạnh, điểm học bạ chỉ nên là tiêu chí phụ, bổ trợ cho điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, cần phải loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào với ngành được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học.

Xem thêm  Học ngành nào để không lo thất nghiệp trong 5 - 10 năm tới?

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học có xu hướng giảm các phương thức tuyển sinh. Trong đó, trường Đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến bỏ xét tuyển học bạ. Những năm trước, điểm học bạ THPT được trường này sử dụng để xét tuyển độc lập vào trường (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30-40% chỉ tiêu).

Đại học Quốc gia TP.HCM cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học trong năm 2025.

Trường Đại học Công Thương TP.HCM giảm chỉ tiêu xét tuyển học bạ từ 30% xuống còn 15% tổng chỉ tiêu trong. Sau đó, theo tiến trình, trường sẽ bỏ hẳn phương thức này.

Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh 5 tổ hợp gồm: B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử), C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý), D09 (Toán, Lịch sử, tiếng Anh), D10 (Toán, Địa lý, tiếng Anh). Trường này sẽ chỉ xét tuyển 4 tổ hợp, gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh),



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều