Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Nhận 1,2 tỷ dù không cần thế chấp nhà, xe: Cách đầu tư mới khiến nhiều người bất ngờ


Ông Dương (70 tuổi) sở hữu rừng tre rộng lớn tại An Cát. Ảnh: Baijia Hao

Sinh ra và lớn lên giữa rừng tre xanh bát ngát, ông Dương Trung Dũng kế thừa và gắn bó với sự nghiệp trồng tre từ những năm 1995. Cho tới hiện tại, gia đình ông Dương đã sở hữu 8.000 mẫu tre và là một trong những hộ trồng tre và cung cấp tre lớn nhất nhì khu vực An Cát (Chiết Giang, Trung Quốc).

Mùa hè năm 2022, do điều kiện thời tiết cực đoan, quê hương ông chịu nhiều tổn thất từ những cơn bão lớn. Trong đó, rừng tre của gia đình ông Dương là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều con đường được ông Dương dày công xây dựng để vận chuyển tre đã bị hư hại. Sau cơn bão, ông Dương muốn sửa lại đường nhưng trước đó gia đình đã thế chấp đất để vay khoản tiền đầu tư, hiện tại khoản nợ hàng trăm nghìn tệ còn chưa trả hết. Do đó việc vay thêm tiền để sửa chữa đường rất khó khăn.

Đúng vào lúc rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, ông Dương được Ngân hàng Nông Thương Chiết Giang gợi ý một giải pháp. Đó là thế chấp “không khí” trong rừng tre để vay vốn.

Cách kiếm tiền từ tín chỉ carbon: Câu chuyện ly kỳ của ông Dương với rừng tre - Ảnh 2.

Khi nghe tới chuyện dùng “không khí” trong rừng tre để thế chấp, ông Dương ban đầu cảm thấy bất ngờ, thậm chí không tin có chuyện này.

“Người ta thế chấp nhà, xe hay các tài sản có giá trị, chứ làm gì có ai lại thế chấp ‘không khí’ bao giờ”, ông Dương chia sẻ.

Xem thêm  Lái ô tô bằng đầu gối, thiếu niên gây bi kịch không thể sửa chữa: Giá như tôi không có bằng lái xe!

Trước những điều ông Dương cho là không tưởng, ông Trương – giám đốc Ngân hàng Nông Thương An Cát khi đó đã ân cần giảng giải cho ông Dương về “khoản vay không khí”.

Để có thể nhận được “khoản vay không khí” này, đầu tiên ông Dương cần hiểu về quy trình “giao dịch tín chỉ Carbon”.

Cách kiếm tiền từ tín chỉ carbon: Câu chuyện ly kỳ của ông Dương với rừng tre - Ảnh 3.

Ông Trương tới tận nhà trao đổi với ông Dương về “khoản vay không khí”. Ảnh: Baijia Hao

Tín chỉ carbon (carbon credit) là thuật ngữ thể hiện một trong những biện pháp chủ chốt nhất được thiết lập với mục đích làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.

Đơn giản mà nói, những người sở hữu rừng cây rộng lớn, đạt tiêu chuẩn có khả năng hấp thụ khí CO2, góp phần làm giảm khí thải nhà kính và sự nóng lên của toàn cầu, sẽ đóng vai người bán tín chỉ carbon.

Còn các xí nghiệp, nhà máy, công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát thải CO2 hoặc gây phát thải các loại khí nhà kính khác vượt mức quy định hiện hành sẽ “đóng vai” bên đi mua tín chỉ carbon.

Khoản tiền mua – bán này sẽ được chính quyền minh bạch, hàng năm những khu rừng hợp lệ sẽ được chi trả 1 khoản tiền tương xứng.

Rừng tre với diện tích khổng lồ của ông Dương khi đó được đánh giá phù hợp đăng ký trở thành bên “bán tín chỉ carbon”. Theo đo lường của chuyên gia, 1 mẫu tre tại đây có khả năng xử lý 1.6 tấn carbon.

Xem thêm  Nơi đội tuyển Việt Nam mang cúp vô địch dâng hương báo công: Mỗi năm hàng triệu người dân tề tựu về đây

Nghe theo hướng dẫn và sự hỗ trợ của ngân hàng, tháng 7/2023 ông Dương đã đăng ký với chính phủ và thành công đưa 1.030 mẫu tre đạt tiêu chuẩn vào “sàn giao dịch carbon”.

Theo giá carbon trên thị trường khi đó là 52,78 NDT/tấn (khoảng 170.000 đồng) nên hàng năm ông Dương có thể nhận thêm một khoản tiền là 86.000 NDT (khoảng 300 triệu đồng) nhờ bán không khí từ rừng tre.

Dựa trên việc thế chấp “Tín chỉ carbon” này, ông Dương đã nhận được thêm một khoản vay 371.900 NDT (khoảng 1.2 tỷ đồng) từ ngân hàng để gây dựng lại rừng tre và đường xá bị hư hại.

Cách kiếm tiền từ tín chỉ carbon: Câu chuyện ly kỳ của ông Dương với rừng tre - Ảnh 4.

Câu chuyện ông Dương vay vốn bằng tín chỉ carbon đã lan truyền khắp An Cát khiến nhiều hộ trồng tre khác cũng muốn tham gia. Từ đây người dân huyện An Cát cũng dần tìm hiểu về khái niệm Tín chỉ carbon và cùng đồng lòng tham gia dự án đặc biệt này.

Cách kiếm tiền từ tín chỉ carbon: Câu chuyện ly kỳ của ông Dương với rừng tre - Ảnh 5.

Theo thống kê, tới tháng 12/2023, 51.000 hộ dân tại 167 thôn thuộc huyện An Cát đã quy hoạch thành công hơn 840.00 mẫu tre đạt chuẩn giúp xử lý 1,4 triệu tấn carbon. Rừng tre tại đây được mệnh danh là lá phổi xanh – “bể chứa carbon” quý giá. Trong đợt phát giá đầu tiên, người dân tại huyện An Cát đã nhận được số tiền lên tới 300 triệu NDT (khoảng 1000 tỷ đồng) cho việc bán “không khí” từ rừng tre.

Cách kiếm tiền từ tín chỉ carbon: Câu chuyện ly kỳ của ông Dương với rừng tre - Ảnh 6.

Có được thành quả này, bên cạnh sự đồng hành của người dân còn có sự cống hiến nhiều năm của nhóm nghiên cứu Đại học Nông Lâm Chiết Giang. Bắt đầu từ năm 2002, nhóm nghiên cứu của giáo sư Thi Dụng Quân (Đại học Nông Lâm Chiết Giang) đã bắt đầu nghiên cứu cách xác định một cách khoa học và nghiêm ngặt nguồn tài nguyên carbon có thể giao dịch của thực vật.

Xem thêm  3 thói quen buổi sáng khiến huyết áp tăng vọt, đe dọa rút ngắn tuổi thọ: Nhiều người vẫn thường làm mà không biết

Sau đó, họ đã xây dựng tháp đo lường tre đầu tiên trên thế giới. Tháp này đã thực hiện việc giám sát và tính toán liên tục trong 10 năm. Nhóm của giáo sư Thi bắt đầu bằng việc thu thập và phân tích dữ liệu trên một lá tre, sau đó mở rộng ra cả một rừng tre, cuối cùng kết hợp với các số liệu tăng trưởng của rừng tre để tính toán lượng carbon trên một mẫu tre. Công trình nghiên cứu 10 năm của nhóm giáo sư Thi đã thành công và được áp dụng chính thức vào thị trường giao dịch carbon.

Cách kiếm tiền từ tín chỉ carbon: Câu chuyện ly kỳ của ông Dương với rừng tre - Ảnh 7.

Đài quan trắc đo lường khả năng hấp thụ carbon được xây dựng ở rừng tre An Cát. Ảnh: Net Ease

Không chỉ riêng tre, nhóm nghiên cứu cho biết bất kỳ loại cây nào có khả năng hấp thụ khí cacbon dioxit đều có thể tham gia giao dịch carbon. Tuy nhiên cần có thời gian để tiếp tục xây dựng những quy trình đo lường trên thực vật. Hành trình nghiên cứu này cần sự ủng hộ và đồng hành của toàn cộng đồng.

Hiện nay, toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường do lượng khí thải nhà kính quá mức. Nếu loài người không hành động, tương lai của chúng ta trên Trái Đất sẽ bị đe dọa. Để hướng tới sự phát triển bền vững, để con cháu đời sau có thể tiếp tục sinh sống trên hành tinh này, hãy cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của mình.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều