Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn cũ 10 năm không liên lạc mời cưới, bạn có đi không?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối, lập tức được nhận!


Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, để lựa chọn được những nhân viên có năng lực, sáng giá, phù hợp với công ty, các nhà tuyển dụng không chỉ đặt ra những câu hỏi chuyên môn mà còn đưa ra hàng loạt câu hỏi “hóc búa” giúp khai thác sâu hơn về tư duy logic, khả năng linh hoạt trong việc xử lý vấn đề của ứng viên.

Trường hợp đi phỏng vấn xin việc của chàng trai tên Ngô Lập dưới đây cũng là một ví dụ điển hình.

Ngô Lập, 25 tuổi đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc, quyết định từ chức ở công ty cũ để tìm một công việc mới. Cũng giống như nhiều người khác, sau khi nghỉ việc, anh lên các trang tìm việc để tìm kiếm công việc mong muốn và nộp CV.

Vài ngày sau, Ngô Lập nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty cho vị trí quản lý bán hàng. Trong buổi phỏng vấn đó cũng có 3 ứng viên khác tham gia.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Ảnh minh hoạ.

Ban đầu, nhà tuyển dụng tìm hiểu thông tin của cả 4 người, đặt một vài câu hỏi chuyên môn. Sau đó, nhà tuyển dụng bất ngờ đặt ra 1 câu hỏi để kiểm ra trí tuệ cảm xúc, cách giải quyết vấn đề của ứng viên khiến mọi người tham gia đều ngạc nhiên.

Nhà tuyển dụng hỏi: “Nếu một người bạn học đã 10 năm không liên lạc bất ngờ mời cưới, bạn có đi không? Bạn sẽ mừng cưới bao nhiêu tiền?”.

Xem thêm  Quảng Bình: Buộc thôi học tạm thời 2 học sinh đánh bạn nhập viện

Sau khi nghe câu hỏi, ứng viên đầu tiên liền trả lời: “Tôi sẽ không tham dự, nhưng tôi sẽ giải thích rằng công việc bận rộn và chúng tôi ở 2 thành phố khác nhau nên không thể dự lễ cưới. Tôi sẽ gọi điện chúc mừng và gửi 200 NDT tiền mừng (khoảng 700.000 đồng)”.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Ảnh minh hoạ.

Ứng viên thứ hai trả lời: “10 năm không liên lạc có nghĩa là mối quan hệ giữa chúng tôi rất bình thường. Trong trường hợp này, tôi sẽ coi như không biết vì sau này cũng sẽ không có giao lưu gì. Tôi sẽ không đi dự cưới và cũng không gửi tiền mừng”.

Đến ứng viên thứ 3 trả lời, ứng viên này nói: “Tôi sẽ không tham dự và cũng không gửi tiền mừng vì chúng tôi đã không liên lạc trong 10 năm nay. Bỗng nhiên liên hệ chỉ để mời cưới, tôi đoán rằng người bạn này chẳng qua muốn thu thêm tiền mừng. Những người như vậy thường chỉ coi trọng tiền bạc. Khi sau này, tôi mời cưới lại, họ không đến thì sao. Tôi nghĩ tốt nhất là mình nên phớt lờ”.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Ảnh minh hoạ.

Ngô Lập là ứng viên cuối cùng. Anh đưa ra câu trả lời: “Nếu đã 10 năm không liên lạc mà người bạn này vẫn muốn mời tôi, điều đó chứng tỏ anh ấy vẫn nhớ đến tôi. Nếu thời gian thuận tiện, tôi sẽ đến dự đám cưới. Dù sao chúng tôi cũng từng là bạn học. Còn về tiền mừng, nếu tôi có điều kiện, tôi sẽ mừng nhiều tiền hơn một chút, nếu điều kiện kinh tế của tôi lúc ấy không cho phép, tôi sẽ gửi tiền mừng ít hơn. Số tiền cụ thể sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên. Tuy trước đây không liên lạc, nhưng biết đâu sau này chúng tôi lại có thể giúp đỡ lẫn nhau!”.

Xem thêm  Giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường

Sau khi nghe câu trả lời của 4 ứng viên, nhà tuyển dụng đã quyết định tuyển chọn Ngô Lập.

Thực tế, lý do nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là để kiểm tra khả năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Với ví trí quản lý bán hàng, mối quan hệ giữa các cá nhân rất quan trọng. Khi cân nhắc vấn đề, bạn không thể chỉ đứng trên lập trường của bản thân mà cần suy nghĩ đa chiều. Có như vậy, dù gặp các vấn đề khó khăn, bạn cũng có thể tìm ra cách giải quyết một cách hợp lý và thấu đáo.

Nếu là bạn, bạn sẽ làm như thế nào khi nhận được lời mời cưới từ một người bạn học 10 năm không liên lạc?

Theo Sohu



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều