Cách đây một thời gian, một ông chú đến từ Bắc Kinh bỗng trở nên nổi tiếng khắp đất nước tỷ dân. Một blogger nọ đã tình cờ gặp ông khi đang quay phim trong một con hẻm cũ. Khi đó, người chú đang thong thả ngồi trước cửa nhà, mặc chiếc áo phông cũ, ngồi trên chiếc ghế chuyên dùng để câu cá và hút điếu thuốc 10 tệ (khoảng 32 ngàn đồng). Trông chú chỉ như một người hết sức bình thường.
Sau một vài hồi trò chuyện, người chú mời blogger vào nhà mình chơi. Con hẻm dẫn vào nhà vô cùng nhỏ bé, nhưng đằng sau đó lại là cả một thế giới khác: Những chiếc ghế gỗ chạm khắc và tủ gỗ. Đồ trang trí và những bộ sưu tập cổ khác nhau, chỉ nhìn cũng biết chúng rất đắt đỏ.
Hỏi ra mới biết, chú còn sở hữu nhiều chiếc xe đắt đỏ như Land Rover, Mercedes-Benz… và một căn biệt thự do chú thiết kế với diện tích 1.300m2. Mỗi phòng cũng đều có phong cách riêng, từ phương Đông tới phương Tây.
Điều khiến chú tự hào nhất khi kể câu chuyện này không phải là sự đắt đỏ của ngôi nhà mà là sự thích thú khi tự tay trang trí ngôi nhà của mình.
Trên thực tế, việc người đàn ông Bắc Kinh “khoe khoang sự giàu có” này cũng không có gì đáng chê trách. Ngược lại, mọi người không chỉ bị ấn tượng bởi sức mạnh tài chính mà còn bởi thái độ khiêm tốn với cuộc sống của chú.
Một cư dân mạng đã bình luận nói: “Chú rất tự hào nhưng dường như chú không hề cảm thấy mình ‘nổi’ một chút nào cả”. Niềm tự hào lớn nhất của chú không đến từ “ngôi biệt thự” trong mắt người ngoài mà là sự mãn nguyện và hài lòng khi được chính tay mình thiết kế toàn bộ ngôi nhà.
Câu chuyện của chú làm tôi nhớ đến một mẩu tin mình mới xem gần đây: Trong một nhóm phụ huynh, có những bậc cha mẹ hàng ngày khoe khoang sự giàu có của mình bằng nhiều cách khác nhau. Có người nói khoe mua một đống đồ chơi nhập khẩu cho con, tốn 100 triệu; khoe mua chiếc túi hiệu hơn 300 triệu…
Thực tế, trong cuộc sống, người ta thường khoe khoang như vậy: Khoe những món đồ xa xỉ đã mua; Khoe những mình đã tới; Khoe những nhà hàng nổi tiếng trên mạng mà mình đã ăn; Khoe thành tích học tập tốt của con cái… Họ cho rằng mình vượt trội và được mọi người ghen tị, nhưng không biết rằng, người khác vốn không có thời gian để bận tâm tới chuyện của mình.
Có một tin tức rằng tại Ôn Châu, Chiết Giang, một phụ nữ 22 tuổi và con gái 2 tuổi cảm thấy vô cùng ức chế vì chồng mình: gia đình cô rất nghèo, cả gia đình phải dựa vào nguồn thu nhập ít ỏi của chồng để sống. Tuy nhiên, người chồng lại tiêu hết tiền cho một nữ streamer nào đó khiến cuộc sống gia đình trở nên khó khăn hơn.
Vì sao người chồng lại làm như vậy? Thì ra anh ta thích cảm giác được nữ streamer cảm ơn trong phòng phát sóng trực tiếp và được các cư dân mạng khác ngưỡng mộ. Vì vậy, anh ta đã chi vô số tiền thưởng cho phòng phát sóng trực tiếp để làm người được gọi là “anh cả”. Anh ta tìm thấy một cảm giác thỏa mãn mà mình chưa từng trải qua trong đời thực.
Điều tương tự cũng xảy ra với những người thích thể hiện. Người ta nói, càng thiếu thứ gì, người ta càng thích khoe khoang điều đó. Họ thường là những người không hạnh phúc trong cuộc sống thực và thích thể hiện trước mặt người khác để tìm kiếm cảm giác hiện diện. Họ thường là những người thiếu sự tự tin và thích thể hiện bản thân một cách liều lĩnh. Tuy nhiên, càng khoe khoang, họ lại càng trông kém cỏi.
Cách đây một thời gian, một người nổi tiếng trên Internet đã có chuyến đi đặc biệt đến nhà hàng cao cấp của khách sạn Bulgari ở Thượng Hải, Trung Quốc, để “check in”. Khi đang tạo dáng chụp ảnh, anh thì phát hiện một người đàn ông mặc quần short, áo ba lỗ vô tình lọt vào ống kính nên tức giận đăng lên weibo: “Haha, áo ba lỗ và quần đùi cũng được phép vào. Tôi nghĩ chúng ta nên miễn phí gọi món cho tất cả những vị khách khác trong nhà hàng.”
Kết quả là cư dân mạng đã lao vào bình luận: “Bạn là tới nhà hàng để check in, còn người ta chỉ đơn giản là xuống ăn một bữa sáng thôi.”
Núi còn có núi cao hơn, người còn có người giỏi hơn. Đừng nghĩ rằng bạn đã nhìn thấy cả thế giới chỉ bằng cách nhìn thoáng qua thế giới ở miệng giếng. Cái gọi là cảm giác ưu việt của bạn có thể chỉ là một thứ hết sức nhỏ nhặt trong mắt người khác.
Một nhà văn từng chia sẻ một câu chuyện: Một năm nọ, khi sinh viên năm nhất Đại học Bắc Kinh bước vào trường, cậu bé mang rất nhiều hành lý trên tay và cảm thấy choáng ngợp với khuôn viên rộng lớn tại đây.
Lúc này cậu nhìn thấy một ông già đang ngồi trên băng ghế đá, cậu liền đặt hành lý bên cạnh nói: “Ông ơi, ông để ý hành lý giúp con một lát, con đi nhìn qua một lượt khuôn viên trường.” Nói xong, cậu bé chạy đi, ông lão “ngoan ngoãn” ở lại đó. Ở Bắc Kinh vào đầu tháng 9, thời tiết vẫn còn rất nóng nhưng ông lão vẫn ngồi đó để hoàn thành lời hứa của mình.
Tại lễ khai mạc ba ngày sau, cậu bé ngạc nhiên nhận ra: Ông già trông coi hành lý ngày hôm đó thực chất là hiệu phó của trường.
Người càng cao quý thì càng khiêm tốn. Người càng mạnh mẽ thì càng biết mình. Lý do rất đơn giản: những bậc thầy hiểu rõ ý nghĩa của sự khiêm tốn hơn và không cảm thấy bản thân cần phải phô trương. Họ thoải mái nhất khi sống với một trái tim bình thường.
Điều tương tự cũng xảy ra với người đàn ông Bắc Kinh ở đầu bài viết. Chú sinh ra trong một gia đình nghèo và cả gia đình phải xa quê trong suốt hơn 10 năm từ năm chú 16 tuổi. Năm 30 tuổi, gia đình chú quay trở về Bắc Kinh, nơi chú làm việc ở Cục Vệ sinh Môi trường. “Tôi đã làm đủ công việc mệt mỏi và bẩn thỉu nhất trên thế giới rồi.” Hàng chục năm làm việc chăm chỉ và nỗ lực từng bước một đã tạo nên tôi của ngày hôm nay. Vì vậy, chú hiểu rằng: phô trương là điều vô dụng nhất trên đời.
Bậc thầy chân chính không cần phô trương vẫn sẽ tỏa sáng rực rỡ. Sự khác biệt giữa nhiều tiền và giàu có không nằm ở hai chữ tiền bạc, nó nằm ở tâm lý, ở tư duy và văn hóa cũng như sự giáo dưỡng.
Có người rất giàu có nhưng tâm hồn lại nghèo nàn. Cũng có những người chỉ đủ ăn nhưng bên trong họ lại vô cùng giàu có.
Chúng ta đã thấy quá nhiều ví dụ về việc người ta coi thường người khác khi họ có tiền, dùng tiền để đo lường mọi thứ. Tiền là công cụ để họ thể hiện bản thân chứ không phải là sự tự tin để tận hưởng cuộc sống.
Những “người giàu” thực sự luôn kín đáo. “Sự giàu có” thực sự là sự phong phú về tinh thần và cả của trái tim.
Nhà văn Yi Shu nói: “Người có tâm hồn giàu có thực sự không bao giờ khoe khoang tất cả những gì mình sở hữu. Họ sẽ không bao giờ kể cho người khác biết mình đã đọc sách gì, lái xe gì, đã đi đâu, có bao nhiêu bộ quần áo, và mua những đồ trang sức nào. Bởi vì họ không hề cảm thấy mặc cảm.”
Vì vậy, thay vì ghen tị với những người giàu có, hay mong muốn nhiều tiền chỉ sau một đêm, trước tiên, hãy làm giàu cho trái tim và tâm hồn của mình.
Tiết chế lại sự bốc đồng, phô trương, học cách khiêm tốn, làm những việc thực tế và bông hoa của bạn tự nhiên sẽ nở rộ. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể sống cuộc sống mà mình mong muốn giữa thế giới ồn ào này.