Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Nga lên kế hoạch cho thời điểm thoả thuận trung chuyển khí đốt với Ukraine kết thúc: Một nước EU đã bị cắt nguồn cung nhưng hàng loạt quốc gia khác ‘tranh mua’ vì giá hời


Theo nguồn tin thân cận, các kế hoạch của Gazprom, hiện vẫn chưa được ban điều hành thông qua, đưa ra kịch bản là sẽ không có bất kỳ dòng khí đốt nào đi qua Ukraine sau khi thoả thuận giữa 2 nước kết thúc vào cuối năm.

Dù lượng khí đốt của Nga trung chuyển qua Ukraine chỉ chiếm chưa đến 5% nguồn cung của châu Âu, song một số quốc gia Trung Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. EU đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế trong thời gian dài, bao gồm cả thoả thuận với Azerbaijan, song chưa thoả thuận nào được đưa ra trong khi chỉ còn vài tuần nữa hợp đồng giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc.

Trong bối cảnh căng thẳng ở Ukraine leo thang, việc nước này và Nga có gia hạn thoả thuận trung chuyển khí đốt vào ngày 1/1 hay không vẫn là quyết định bị ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị. Moscow khẳng định rằng vẫn sẵn sàng tiếp tục thực hiện thoả thuận này, nhưng Kyiv lại có quan điểm ngược lại.

Thị trường khí đốt châu Âu đã biến động do không chắc chắn về việc liệu phương án thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga có thể thống nhất hay không. Giá khí đốt châu Âu đang ở mức gần như cao nhất trong năm nay. Các quốc gia như Slovakia vẫn phụ thuộc vào năng lượng Nga vì các nguồn cung khác, như khí đố tự nhiên hoá lỏng, sẽ đắt hơn.

Xem thêm  Xanh SM tiến vào thị trường 270 triệu dân đầy tiềm năng, tốc độ phủ sóng "chóng mặt"

Nếu dòng chảy khí đốt dừng lại hoàn toàn, việc bổ sung khí đốt vào kho dự trữ ở châu Âu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vào năm tới. Lượng dữ trữ đã bị “rút” với tốc độ nhanh hơn bình thường vào thời điểm này trong năm, khi mùa đông bắt đầu lạnh hơn. Dù giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ đường ống của Nga, nhưng EU vẫn phải dựa vào LNG từ Moscow và Mỹ.

Mới đây, công ty năng lượng OMV AG của Áo đã bị Gazprom cắt đứt nguồn cung sau khi “giam” tiền khí đốt của Gazprom với lý do đền bù cho phán quyết trọng tài quốc tế. Áo cho biết nước này lượng dự trữ khí đốt đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt và có thể nhập khẩu từ Đức và Ý khi cần thiết.

Tuy nhiên, theo Reuters, khí đốt Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nhà cung cấp khác nên lượng khí đốt không đến Áo lại nhanh chóng được bán lại cho các nước khác. Áo, Hungary, CH Séc và Slovakia vẫn mua khí đốt của Nga trong khi nhiều nước EU khác đang tăng nhập khẩu từ Mỹ, Qatar và Na Uy.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều