Tẩy bỏ nhựa mít dính ở tay
- Cách 1: Xoa tay vào thùng gạo trước và sau khi bổ mít.
- Cách 2: Trước khi bổ mít, chuẩn bị sẵn dầu ăn, xoa chút vào lòng bàn tay, dầu ăn trơn sẽ khiến nhựa mít ít dính tay hơn.
- Cách 3: Dùng chanh chà sát vào lòng bàn tay.
- Cách 4: Hãy nhai nát vài hạt lạc (đậu phộng sống), chà lên chỗ dính nhựa mít, chúng sẽ bong ra dễ dàng.
Tẩy sạch nhựa mít dính ở dao
Cách 1: Hãy cho dao bổ mít vào ngăn đá tủ lạnh, để khoảng 1 giờ cho nhựa mít cứng lại. Sau đó cho ra và gỡ bỏ dễ dàng.
Học lỏm mẹo bổ mít cực dễ: Chẳng lo nhựa dính tay, đơn giản ai làm cũng được ảnh 5
Cách 2: Dùng dầu ăn thoa trên dao.
Tẩy sạch nhựa mít dính trên áo quần
Cách làm mít nhanh chín bằng phương pháp tự nhiên
Thưởng thức mít khi chín trên cây thì còn gì bằng, nhưng không phải loại mít nào cũng có thể chín hoàn toàn trên cây. Vì có một số trường hợp lớp vỏ mít ngoài đã bị nứt toác ra trong khi bên trong thì lại chưa chín hẳn.
Vì thế, hãy tham khảo một số mẹo dân gian mà Điện máy XANH tổng hợp ngay dưới đây để giúp mít nhanh chín bằng phương pháp tự nhiên thay vì dùng hóa chất nhé!
Phơi dưới ánh nắng trực tiếp
Khi bạn kiểm tra trái mít đã hái xuống mà chưa chín hẳn (bằng cách nhìn vào gai có nở và mềm hay không, hoặc khoét một lỗ nhỏ trên trái mít để kiểm tra) thì bạn có thể phơi trái mít đó dưới nắng để cho nó mau chín.
Đóng cọc
Cách làm mít chín bằng phương pháp này nghe có vẻ lạ nhưng khá hữu hiệu và chỉ áp dụng với trái mít chưa bị bổ đôi thôi nhé!
Đầu tiên, bạn tìm một khúc gỗ hay tre tươi, đem đi vót nhọn rồi nung thật nóng trên ngọn lửa.Tiếp đó, đóng cây này vào sâu chính giữa dọc lõi quả mít.
Kế tiếp, bạn vùi mít vào rơm khô, hoặc vật liệu thay thế khác mà có thể giữ được nhiệt tốt. Với cách làm này, muốn biết mít có chín hay không? Bạn chỉ cần vỗ tay vào thanh cây để kiểm tra, nếu nghe tiếng bộp bộp và ấn thấy mềm, thì mít đã chín rồi đó.
Quét vôi vào vai mít
Không phải muốn khoét lỗ ở bất kì vị trí nào trên trái mít là có thể kiểm tra được mít chín hay chưa? Tốt nhất, bạn nên cắt thử vào phần vai của trái mít, nếu chưa thì hãy quét lớp vôi lên đó để làm cho phần mủ mít trôi ra ngoài, đồng thời tránh làm cho phần mít ngay chỗ vết cắt không bị nhão (vì chỗ khoét ấy rất dễ bị nhiễm nấm, gây thối sau 1 – 2 ngày).
Khi thấy gai mềm vài ngày sau là biết mít đã chín.
Ủ chín tự nhiên trong nhiều ngày
Đôi khi trái mít tự rụng nhưng lại chưa mềm và có mùi thơm bên trong, thì hãy thử bôi một lớp vôi vào phần đầu xuống, rồi đem ủ trong chỗ râm (tránh ánh nắng chiếu trực tiếp) để cho mít chín tự nhiên.