Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Lương 30 triệu nhưng tiêu Tết hết 34 triệu, CĐM đồng lòng khuyên 1 việc


Mới đây, trong 1 cộng đồng chia sẻ kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một cô gái đã chia sẻ dự trù tiêu Tết bản thân, và đặt ra câu hỏi: Năm đầu làm dâu, chi tiêu như vậy liệu đã hợp lý hay chưa?

Trong bài đăng của mình, cô cho biết hiện tại, chồng đang thất nghiệp, không có thu nhập, chỉ có cô là người có lương. Mức lương 30 triệu/tháng. Sau Tết, cô sẽ nghỉ sinh con đầu lòng.

Ảnh minh họa

Tình hình lương, thưởng Tết và tiết kiệm của vợ chồng cô có thể tóm tắt như sau:

– Lương tháng Tết: 30 triệu

– Thưởng Tết: 70 triệu

– Tiền dự phòng để sinh con và chi tiêu trong thời gian nghỉ sinh: 80 triệu. Ngoài ra, cô còn cho biết trong thời gian nghỉ thai sản, cô vẫn nhận được mức lương 30 triệu/tháng

– Tiền tiết kiệm: 100 triệu

Với tình hình tài chính như vậy, cô dự trù tiêu Tết hết khoảng 34 triệu, bao gồm các khoản:

– Tiền thuê nhà 2 tháng: 10 triệu

– Tiền vé máy bay khứ hồi: 9 triệu

– Lì xì Tết bên nội và bên ngoại: 20 tr

– Chi phí khác: 5 triệu (quà Tết, tiền đi chợ lặt vặt, biếu gia đình mua quần áo, chi tiêu cá nhân,…)

“Những năm trước khi chưa lấy chồng, Tết em đều biếu mẹ em 10 triệu, còn chồng em thì không biếu bố mẹ chồng, chỉ lì xì 1-2 triệu. Ba mẹ chồng em cũng thương con và dễ tính nên không nề hà hay phàn nàn khoản này.

Năm nay, em vẫn muốn biếu mẹ ngoại 10 triệu, và biếu mẹ nội 10 triệu vì 2 bên bố mẹ đều rất thương bọn em, chưa bao giờ nhờ vả bọn em việc gì. Nhưng em cũng khá băn khoăn vì tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng không nhiều, sống xa quê lại đang thuê nhà, chưa có tài sản gì. Gia đình 2 bên cơ bản, làm vừa đủ ăn chứ cũng không dư dả, nên bọn em cũng không mong dựa dẫm được nếu có vấn đề cấp bách” – Cô viết.

Xem thêm  Tim cụ ông đập lại sau khi được hướng dẫn sơ cứu qua điện thoại

Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều đồng tình khuyên cô 1 điều: Việc biếu Tết bố mẹ bao nhiêu là hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình tài chính cũng như mong muốn của bản thân, cô nên tự cân đối lại và đưa ra quyết định.

Nếu cảm thấy còn lấn cấn, có thể cân nhắc giảm tiền biếu bên nội và bên ngoại xuống còn 5-6 triệu/bên, để dành tiền dự phòng sau khi sinh con.

Ảnh minh họa

“Mình thấy bạn có thể cân đối bớt tiền biếu lại. Chồng đang thất nghiệp, kinh tế một mình bạn gồng gánh, ra Tết lại đẻ. Quá nhiều thứ cần chi tiền, dự phòng con ốm nữa. Cả năm làm việc vất vả được tháng Tết thưởng đậm, 2 vợ chồng cũng chưa có nhà phải đi thuê, bố mẹ cũng thông cảm thì mình không cần cố quá. Tết là dịp để quây quần bên gia đình, đừng đặt nặng việc biếu tiền hay lì xì”.

“Mình thấy việc này bạn nên bàn lại với chồng, hai vợ chồng thống nhất sao cho hợp lý và thoải mái là được. Chứ lên mạng hỏi thì 9 người 10 ý, cũng không ai rõ hoàn cảnh gia đình 2 bạn ra sao để mà khuyên cho chính xác được. Tiền trong túi bạn thì cuối cùng vẫn là do bạn quyết định thôi”.

Chủ động làm 3 việc để không bị động tài chính khi đón Tết

Tết năm nào cũng có, vậy nhưng với không ít người, cứ đến Tết là thấy… hết tiền, là lo lắng, sợ không đủ tiền tiêu Tết. Đành rằng vật giá mỗi năm một khác, chúng ta không thể dự trù chính xác 100% tổng chi phí đón Tết, nhưng ít nhất, có dự trù vẫn hơn.

Xem thêm  Diễn viên phim Sex and the City tuổi U60 vẫn có làn da căng mướt đáng ngưỡng mộ nhờ KHÔNG uống loại nước này

Trạng thái đón Tết trong bị động, trong thấp thỏm âu lo cũng sẽ được giải quyết phần nào nhờ 3 việc dưới đây.

1. Tiết kiệm tiền tiêu Tết càng sớm càng tốt

Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiền cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể.

Ảnh minh họa

– Tiền đi lại (cả 2 chiều)

– Tiền lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,…)

– Tiền chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,…)

– Tiền mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,…)

Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiền hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiền mua quần áo và tiền làm nail trong mục “Tiền chăm sóc bản thân” chẳng hạn.

Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiền mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.

2. Canh săn vé tàu, vé máy bay thường xuyên

Xem thêm  Kinh hoàng cảnh đào tạo nhân viên kiểu đa cấp: Bắt nuốt lửa để tăng sự tự tin

Với những người xa quê, việc đặt mua vé máy bay hoặc vé tàu để về quê ăn Tết từ sớm không chỉ hạn chế tình trạng hết vé, dẫn tới nhỡ dở việc cá nhân; mà còn phần nào giúp bạn tiết kiệm được tiền. Vì càng gần ngày lễ, ngày Tết, giá vé máy bay và vé tàu sẽ càng cao.

Tùy vào dự định, lịch trình cá nhân mà bạn có thể cân nhắn mua vé từ trước, không nên để tình trạng tới sát ngày khởi hành mới lật đật tìm và đặt mua.

3 – Không tiêu hết thưởng Tết

Nếu đã có sự chuẩn bị, tiết kiệm tiền tiêu Tết từ trước, khoản tiền thưởng Tết có lẽ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả cái Tết của bạn. Lúc này, đừng vung tay tiêu sạch tiền thưởng Tết.

Ảnh minh họa

Thay vào đó, hãy tiết kiệm chính số tiền thưởng Tết ấy, để dành làm ngân sách tiêu Tết cho Tết sang năm, hoặc không, cũng coi như là một khoản tiền phòng thân.

Nghĩ một cách tích cực, thưởng Tết chính là phần thưởng cho cả 1 năm chúng ta đã nỗ lực làm việc, vậy mà lại tiêu hết sạch trong vòng vài ngày, vài tuần, chẳng phải là cũng có phần lãng phí hay sao?

Chưa kể, nghỉ Tết xong vẫn còn hơn 20 ngày mới tới ngày nhận lương. Chính vì vậy đừng quên để dành ra 1 khoản để trang trải cuộc sống sau Tết.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều