Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã ở miền Tây. Cá tươi không cần sơ chế, được xiên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau đó cắm xuống đất, lấy rơm phủ lên, châm lửa đốt đến khi tro tàn. Chỉ cần lấy cá ra, cạo bỏ lớp vẩy cháy sém, người ta có thể thưởng thức phần thịt cá trắng ngần, thơm ngon. Ảnh: Steve.ninh.nguyen.Ở miền Tây, cá lóc nướng có thể cuốn lá sen non lạ miệng, thay vì cuốn bánh tráng như thường thấy. Lá sen non tươi xanh, có mép lá còn cuốn chặt, dài chừng gang tay, được cắt đến sát cuống. Khi ăn, thực khách chỉ cần gỡ nhẹ từng miếng thịt cá trắng nõn, cho vào lá sen non mở ra rộng bản, cuốn lại, chấm mắm me là có thể thưởng thức ngay. Ảnh: Hainguyen1886.Đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức bữa cơm hàng ngày với cá lóc kho tộ và canh chua cá lóc. Cá lóc kho tộ có màu sắc đẹp mắt, hơi kẹo lại, vị mặn ngọt đậm đà. Canh chua cá lóc có nhiều nguyên liệu như cà chua, thơm, bạc hà, giá, hành, ớt… cùng nước dùng thanh mát, chua chua ngọt ngọt. Ảnh: Bazantravel.Ở miền Tây, khô cá lóc có thể sử dụng để trộn gỏi cùng lá non, hoa sầu đâu. Với một số người, vị đăng đắng, chan chát ban đầu của sầu đâu có thể khó thưởng thức, song nếu nhai thật kỹ, sẽ cảm thấy hậu vị ngọt thanh, rất hấp dẫn. Gỏi sầu đâu ngoài sầu đâu, khô cá lóc, còn có thêm ba rọi luộc, dưa leo, cà chua… tùy người chế biến. Ảnh: Hutaxuta.foodie.Bún cá Châu Đốc, bún cá Long Xuyên là món ăn nổi tiếng ở An Giang. Tô bún có nước dùng đậm đà, nhất là không thể thiếu những miếng nạc cá lóc đồng vàng màu nghệ. Nếu thích, thực khách có thể kêu thêm đầu cá lóc, heo quay, trứng vịt lộn để thưởng thức cùng. Ảnh: Vietlifetj.Cháo cá lóc rau đắng là món ăn quen thuộc ở miền Tây. Cháo có vị ngon ngọt đậm đà của thịt cá lóc, nấm rơm, lại kết hợp cùng vị nhân nhẫn, đăng đắng của rau đắng, đem lại hương vị dân dã mà hấp dẫn. Ngoài phục vụ riêng từng tô cháo cho từng người ăn, cách phục vụ cháo cá lóc rau đắng như kiểu món lẩu cũng rất phổ biến, để nhiều người cùng quây quần và thưởng thức. Ảnh: Blackcoffee149.Mắm cá lóc, hay gọi tắt là mắm lóc, là đặc sản miền Tây nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng. Người ta có các cách gọi khác nhau để phân biệt, dựa vào cách sơ chế cá để muối mắm hoặc kích cỡ cá, như mắm lóc khúc, mắm lóc fillet, mắm lóc xay, mắm lóc nhỏ, mắm lóc trung, mắm lóc lớn, mắm lóc xồ… Ảnh: Toni_ng20. Món cá lóc nướng mỡ hành ở Cà Mau Dạo từ ngã tư đường Nguyễn Trãi đến ngã ba đường Đinh Tiên Hoàng, du khách sẽ bắt gặp những hàng cá lóc nướng thơm khó cưỡng.
Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã ở miền Tây. Cá tươi không cần sơ chế, được xiên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau đó cắm xuống đất, lấy rơm phủ lên, châm lửa đốt đến khi tro tàn. Chỉ cần lấy cá ra, cạo bỏ lớp vẩy cháy sém, người ta có thể thưởng thức phần thịt cá trắng ngần, thơm ngon. Ảnh: Steve.ninh.nguyen.
Ở miền Tây, cá lóc nướng có thể cuốn lá sen non lạ miệng, thay vì cuốn bánh tráng như thường thấy. Lá sen non tươi xanh, có mép lá còn cuốn chặt, dài chừng gang tay, được cắt đến sát cuống. Khi ăn, thực khách chỉ cần gỡ nhẹ từng miếng thịt cá trắng nõn, cho vào lá sen non mở ra rộng bản, cuốn lại, chấm mắm me là có thể thưởng thức ngay. Ảnh: Hainguyen1886.
Đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức bữa cơm hàng ngày với cá lóc kho tộ và canh chua cá lóc. Cá lóc kho tộ có màu sắc đẹp mắt, hơi kẹo lại, vị mặn ngọt đậm đà. Canh chua cá lóc có nhiều nguyên liệu như cà chua, thơm, bạc hà, giá, hành, ớt… cùng nước dùng thanh mát, chua chua ngọt ngọt. Ảnh: Bazantravel.
Ở miền Tây, khô cá lóc có thể sử dụng để trộn gỏi cùng lá non, hoa sầu đâu. Với một số người, vị đăng đắng, chan chát ban đầu của sầu đâu có thể khó thưởng thức, song nếu nhai thật kỹ, sẽ cảm thấy hậu vị ngọt thanh, rất hấp dẫn. Gỏi sầu đâu ngoài sầu đâu, khô cá lóc, còn có thêm ba rọi luộc, dưa leo, cà chua… tùy người chế biến. Ảnh: Hutaxuta.foodie.
Bún cá Châu Đốc, bún cá Long Xuyên là món ăn nổi tiếng ở An Giang. Tô bún có nước dùng đậm đà, nhất là không thể thiếu những miếng nạc cá lóc đồng vàng màu nghệ. Nếu thích, thực khách có thể kêu thêm đầu cá lóc, heo quay, trứng vịt lộn để thưởng thức cùng. Ảnh: Vietlifetj.
Cháo cá lóc rau đắng là món ăn quen thuộc ở miền Tây. Cháo có vị ngon ngọt đậm đà của thịt cá lóc, nấm rơm, lại kết hợp cùng vị nhân nhẫn, đăng đắng của rau đắng, đem lại hương vị dân dã mà hấp dẫn. Ngoài phục vụ riêng từng tô cháo cho từng người ăn, cách phục vụ cháo cá lóc rau đắng như kiểu món lẩu cũng rất phổ biến, để nhiều người cùng quây quần và thưởng thức. Ảnh: Blackcoffee149.
Mắm cá lóc, hay gọi tắt là mắm lóc, là đặc sản miền Tây nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng. Người ta có các cách gọi khác nhau để phân biệt, dựa vào cách sơ chế cá để muối mắm hoặc kích cỡ cá, như mắm lóc khúc, mắm lóc fillet, mắm lóc xay, mắm lóc nhỏ, mắm lóc trung, mắm lóc lớn, mắm lóc xồ… Ảnh: Toni_ng20.
Món cá lóc nướng mỡ hành ở Cà Mau Dạo từ ngã tư đường Nguyễn Trãi đến ngã ba đường Đinh Tiên Hoàng, du khách sẽ bắt gặp những hàng cá lóc nướng thơm khó cưỡng.