Lẩu mắm U Minh: Món ăn này là một kho tàng đặc sản từ bình dân đến quý hiếm, là sự kết hợp tài hoa của ẩm thực gia với hàng chục loại nguyên liệu: Mắm cá sặc, cá lóc, lươn, tôm, cua, bông súng… Khi thưởng thức, thực khách sẽ ăn kèm với một số loại rau đặc trưng của miền sông nước: Rau đắng, bông súng, bắp chuối, rau muống… Hương vị đậm đà của nước lẩu cùng độ tươi ngon của các nguyên liệu sẽ làm bạn nhớ mãi sau một lần thưởng thức. Ảnh: tepbac.com Cá lóc nướng trui: Nhắc đến đặc sản Cà Mau, không thể bỏ qua cá lóc nướng trui – món ngon nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây. Cá lóc sau khi bắt về được đắp đất sét xung quanh rồi nướng trong bếp rơm, đến khi thấy mùi thơm thì cho ra đĩa. Món ăn này ngon nhất khi được nướng chín tới, thịt cá trắng phau bao ngoài bởi lớp vảy cháy xém, cuốn ăn cùng bánh tráng, rau sống gồm bắp chuối, rau đắng, xà lách, lá cóc non… Chấm một cuốn vào chén nước chấm pha sẵn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngon đặc biệt, khó thể tìm thấy ở bất kỳ món nào khác. Ảnh: sieungon.com Bánh tầm cay: Bánh tầm còn được gọi là bánh tằm, do sợi bánh có hình dạng như những con tằm. Mỗi mẻ bánh phải trải qua nhiều công đoạn sơ chế, chế biến như chọn gạo, xay thành bột, hồ gạo, xe sợi… Sau khi làm xong sợi bánh, đầu bếp sẽ thêm các nguyên liệu khác như xíu mại, thịt nướng, cà ri hay tàu hũ ky để tô điểm hương vị cho món ăn. Vị ngọt béo và hơi cay nơi đầu lưỡi của xíu mại hay thịt gà sẽ kích thích vị giác tối đa. Ảnh: camautourism Gỏi nhộng ong: Món ăn này được xếp vào hàng “đệ nhất” đặc sản Cà Mau. Nhộng ong sau khi làm sạch cho vào đảo chung cùng hành phi thơm và gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu, đường. Bắp chuối non bào sợi thật mảnh, rửa qua nước loãng pha giấm rồi vắt ráo, trộn chung với nhộng ong. Gỏi nhộng ong dùng kèm rau thơm và đậu phộng rang tạo nên vị chua ngọt, béo bùi hài hòa khó cưỡng. Ảnh: dacsan4u.com Cua Cà Mau: Món cua này nổi tiếng không chỉ vì thịt chắc, gạch ngon mà còn bởi hương vị biển của miền đất mũi. Được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, cua Cà Mau có hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào khoáng chất và vitamin. Có 2 loại cua chính: Cua thịt và cua gạch. Cua thịt là loại chắc, nặng, khỏe, thịt thơm và ngọt khi chế biến. Trong khi đó, cua gạch hấp dẫn nhờ vị béo ngậy của phần gạch vàng bên trong. Cua Cà Mau được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: Cua rang me, lẩu cua Cà Mau, cua rang muối, cua luộc chấm muối tiêu, cua hấp muối hột… Ảnh: thamhiemmekong.com
Cá thòi lòi: Loại cá này có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá không có xương dăm lại thơm ngon, không tanh… có thể chế biến theo nhiều cách: Nướng muối ớt, kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù, làm khô… Trong đó, cá thòi lòi nướng trui là món ăn thơm ngon, dân dã mà lại dễ chế biến. Khô cá thòi lòi cũng là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Khô thòi lòi chiên hoặc nướng vẫn giữ được hương vị thơm ngon riêng của cá, thường được du khách tìm mua khi đến thăm Cà Mau. Ảnh: canghaisan.com Chả trứng mực: Đây là món ăn gắn liền với người dân đất mũi bao đời nay. Món ăn này được chế biến khá kỳ công. Trứng mực chiên vàng rộm như chả quế. Chả được cắt miếng nhỏ như ngón tay, ăn cùng rau thơm và bánh tráng, chấm nước mắm nhĩ hoặc muối tiêu chanh. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi của trứng mực, chút dẻo dai của bánh tráng hòa quyện với nước chấm chua ngọt và các loại rau sống ăn kèm. Ảnh: blog.aslocal.vn
Lẩu mắm U Minh: Món ăn này là một kho tàng đặc sản từ bình dân đến quý hiếm, là sự kết hợp tài hoa của ẩm thực gia với hàng chục loại nguyên liệu: Mắm cá sặc, cá lóc, lươn, tôm, cua, bông súng… Khi thưởng thức, thực khách sẽ ăn kèm với một số loại rau đặc trưng của miền sông nước: Rau đắng, bông súng, bắp chuối, rau muống… Hương vị đậm đà của nước lẩu cùng độ tươi ngon của các nguyên liệu sẽ làm bạn nhớ mãi sau một lần thưởng thức. Ảnh: tepbac.com
Cá lóc nướng trui: Nhắc đến đặc sản Cà Mau, không thể bỏ qua cá lóc nướng trui – món ngon nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây. Cá lóc sau khi bắt về được đắp đất sét xung quanh rồi nướng trong bếp rơm, đến khi thấy mùi thơm thì cho ra đĩa. Món ăn này ngon nhất khi được nướng chín tới, thịt cá trắng phau bao ngoài bởi lớp vảy cháy xém, cuốn ăn cùng bánh tráng, rau sống gồm bắp chuối, rau đắng, xà lách, lá cóc non… Chấm một cuốn vào chén nước chấm pha sẵn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngon đặc biệt, khó thể tìm thấy ở bất kỳ món nào khác. Ảnh: sieungon.com
Bánh tầm cay: Bánh tầm còn được gọi là bánh tằm, do sợi bánh có hình dạng như những con tằm. Mỗi mẻ bánh phải trải qua nhiều công đoạn sơ chế, chế biến như chọn gạo, xay thành bột, hồ gạo, xe sợi… Sau khi làm xong sợi bánh, đầu bếp sẽ thêm các nguyên liệu khác như xíu mại, thịt nướng, cà ri hay tàu hũ ky để tô điểm hương vị cho món ăn. Vị ngọt béo và hơi cay nơi đầu lưỡi của xíu mại hay thịt gà sẽ kích thích vị giác tối đa. Ảnh: camautourism
Gỏi nhộng ong: Món ăn này được xếp vào hàng “đệ nhất” đặc sản Cà Mau. Nhộng ong sau khi làm sạch cho vào đảo chung cùng hành phi thơm và gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu, đường. Bắp chuối non bào sợi thật mảnh, rửa qua nước loãng pha giấm rồi vắt ráo, trộn chung với nhộng ong. Gỏi nhộng ong dùng kèm rau thơm và đậu phộng rang tạo nên vị chua ngọt, béo bùi hài hòa khó cưỡng. Ảnh: dacsan4u.com
Cá thòi lòi: Loại cá này có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá không có xương dăm lại thơm ngon, không tanh… có thể chế biến theo nhiều cách: Nướng muối ớt, kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù, làm khô… Trong đó, cá thòi lòi nướng trui là món ăn thơm ngon, dân dã mà lại dễ chế biến. Khô cá thòi lòi cũng là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Khô thòi lòi chiên hoặc nướng vẫn giữ được hương vị thơm ngon riêng của cá, thường được du khách tìm mua khi đến thăm Cà Mau. Ảnh: canghaisan.com
Chả trứng mực: Đây là món ăn gắn liền với người dân đất mũi bao đời nay. Món ăn này được chế biến khá kỳ công. Trứng mực chiên vàng rộm như chả quế. Chả được cắt miếng nhỏ như ngón tay, ăn cùng rau thơm và bánh tráng, chấm nước mắm nhĩ hoặc muối tiêu chanh. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi của trứng mực, chút dẻo dai của bánh tráng hòa quyện với nước chấm chua ngọt và các loại rau sống ăn kèm. Ảnh: blog.aslocal.vn