Huyện Trùng Khánh nằm ở phía đông bắc tỉnh, được xem là “ thủ phủ hạt dẻ” của Cao Bằng. Theo thống kê, huyện này có hơn 250 ha cây dẻ, cho đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng. Thời điểm tháng 9, 10 hàng năm cũng là mùa thu hoạch hạt dẻ, một thức quà mùa thu hấp dẫn. Ảnh: Lê Bích.Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00026 cho sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh của Cao Bằng. UBND huyện Trùng Khánh là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này. Theo tư liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, hạt dẻ Trùng Khánh còn được gọi là mác lịch, to gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng, vỏ hạt màu nâu sẫm, rất bóng, trên vỏ có lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, dễ bóc, nhân hạt màu vàng tơ, bùi và thơm ngậy… Ảnh: Nông Nghiệp Sạch. Lê Đông Khê là đặc sản Cao Bằng, từng vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố. Được cấp nhãn hiệu chứng nhận, lê Đông Khê là loại lê vàng, quả to, giòn thơm, ít cát, nổi tiếng ngọt ngon. Ảnh: Thương hiệu & Sản phẩm.Quýt Trà Lĩnh là đặc sản Cao Bằng. Địa danh Trà Lĩnh trước đây là một huyện của Cao Bằng, song từ tháng 3/2020 đã giải thể, phần lớn địa bàn sáp nhập vào huyện Trùng Khánh. Quýt Trà Lĩnh ít chua, ngọt thơm, quả bóng đẹp, mọng nước, chính vụ thu hoạch vào thời điểm cuối năm. Ảnh: Trung Nguyên/Biên phòng.Miến dong Phia Đén là đặc sản của huyện Nguyên Bình, nằm về phía nam tỉnh Cao Bằng. Từ tinh bột của củ dong riềng, người ta phải qua quy trình cầu kỳ mới làm ra sợi miến có màu hơi đen hoặc ngà đục, là màu sắc tự nhiên của bột khi làm chín. Miến dong Phia Đén nấu lên có độ mềm, trong, không bị dính, nát, có thể chế biến với thịt gà, mộc nhĩ, nấm hương, hành hoa… Ảnh: Farmers Market.Huyện Thạch An nằm ở phía đông nam tỉnh Cao Bằng, nổi tiếng với đặc sản thạch đen. Vùng đất này có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng nhiều cây thạch đen, còn gọi là cây sương sáo. Người ta dùng lá cây thạch đen nấu ra món thạch đen theo lối thủ công, cho thành phẩm có màu đen bóng tự nhiên, hương vị thơm nhẹ, thanh mát. Ảnh: Trung Nguyên/CaobangTourism.Cao Bằng có xôi trám, bánh coóng phù nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021 do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Top Việt Nam công bố. Xôi trám dẻo thơm, bùi ngậy, làm từ trám đen chín mọng, om mềm, trộn với xôi đã đồ chín. Bánh coóng phù tựa như bánh trôi, được làm từ bột gạo nếp pha gạo tẻ, dẻo thơm, có thể không nhân hoặc có nhân gồm đường, lạc, vừng… Ảnh: Permanently_shutdown. Món chân giò hầm hạt dẻ nổi tiếng Cao Bằng Món ăn nóng hổi, đặc biệt thích hợp trong những ngày lạnh ở Cao Bằng, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ.
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía đông bắc tỉnh, được xem là “ thủ phủ hạt dẻ” của Cao Bằng. Theo thống kê, huyện này có hơn 250 ha cây dẻ, cho đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng. Thời điểm tháng 9, 10 hàng năm cũng là mùa thu hoạch hạt dẻ, một thức quà mùa thu hấp dẫn. Ảnh: Lê Bích.
Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00026 cho sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh của Cao Bằng. UBND huyện Trùng Khánh là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này. Theo tư liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, hạt dẻ Trùng Khánh còn được gọi là mác lịch, to gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng, vỏ hạt màu nâu sẫm, rất bóng, trên vỏ có lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, dễ bóc, nhân hạt màu vàng tơ, bùi và thơm ngậy… Ảnh: Nông Nghiệp Sạch.
Lê Đông Khê là đặc sản Cao Bằng, từng vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố. Được cấp nhãn hiệu chứng nhận, lê Đông Khê là loại lê vàng, quả to, giòn thơm, ít cát, nổi tiếng ngọt ngon. Ảnh: Thương hiệu & Sản phẩm.
Quýt Trà Lĩnh là đặc sản Cao Bằng. Địa danh Trà Lĩnh trước đây là một huyện của Cao Bằng, song từ tháng 3/2020 đã giải thể, phần lớn địa bàn sáp nhập vào huyện Trùng Khánh. Quýt Trà Lĩnh ít chua, ngọt thơm, quả bóng đẹp, mọng nước, chính vụ thu hoạch vào thời điểm cuối năm. Ảnh: Trung Nguyên/Biên phòng.
Miến dong Phia Đén là đặc sản của huyện Nguyên Bình, nằm về phía nam tỉnh Cao Bằng. Từ tinh bột của củ dong riềng, người ta phải qua quy trình cầu kỳ mới làm ra sợi miến có màu hơi đen hoặc ngà đục, là màu sắc tự nhiên của bột khi làm chín. Miến dong Phia Đén nấu lên có độ mềm, trong, không bị dính, nát, có thể chế biến với thịt gà, mộc nhĩ, nấm hương, hành hoa… Ảnh: Farmers Market.
Huyện Thạch An nằm ở phía đông nam tỉnh Cao Bằng, nổi tiếng với đặc sản thạch đen. Vùng đất này có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng nhiều cây thạch đen, còn gọi là cây sương sáo. Người ta dùng lá cây thạch đen nấu ra món thạch đen theo lối thủ công, cho thành phẩm có màu đen bóng tự nhiên, hương vị thơm nhẹ, thanh mát. Ảnh: Trung Nguyên/CaobangTourism.
Cao Bằng có xôi trám, bánh coóng phù nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021 do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Top Việt Nam công bố. Xôi trám dẻo thơm, bùi ngậy, làm từ trám đen chín mọng, om mềm, trộn với xôi đã đồ chín. Bánh coóng phù tựa như bánh trôi, được làm từ bột gạo nếp pha gạo tẻ, dẻo thơm, có thể không nhân hoặc có nhân gồm đường, lạc, vừng… Ảnh: Permanently_shutdown.
Món chân giò hầm hạt dẻ nổi tiếng Cao Bằng Món ăn nóng hổi, đặc biệt thích hợp trong những ngày lạnh ở Cao Bằng, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ.