Chả rươi (rươi đúc trứng) là đặc sản phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội. Nguyên liệu gồm trứng, thịt nạc vai, vỏ quýt, hành, thì là, rươi và các loại gia vị. Hỗn hợp này được trộn đều, rán trên chảo nóng cho vàng giòn. Món ăn không những lạ vị mà còn giàu chất đạm. Ảnh: Fuongsfood.Chuột đồng nướng là đặc sản của miền Tây sông nước, được người dân chế biến nhiều sau mùa gặt. Khi những thửa ruộng chỉ còn trơ gốc rạ là lúc chuột đồng no lúa, béo và chắc thịt nhất. Thịt chuột nướng vàng ươm, bên trong mềm ẩm, được lòng các dân nhậu. Ảnh: Ntvvirus.Tiết canh là món ăn tươi sống dân dã của người Việt. Mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến món này khác nhau. Tiết động vật như dê, lợn, vịt còn tươi thường được pha với mắm, muối, trộn đều cùng thịt, sụn băm nhỏ để hỗn hợp đông đặc, dùng kèm đậu phộng, bánh tráng, rau húng. Ảnh: Quan.hippp.Đuông dừa, món ăn nổi tiếng miền Tây có nhiều cách thưởng thức, phổ biến nhất là chấm ngập trong nước mắm ớt và ăn sống. Đuông dừa tươi béo ngậy, kết hợp với nước mắm mặn, cay sẽ kích thích vị giác của bạn. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn kinh dị với nhiều người, đặc biệt là khách Tây. Ảnh: Truongminhhieu1111.Nậm pịa là đặc sản dân tộc Thái, thường dùng trong các tiệc đãi khách vùng cao. Nậm pịa làm từ phân non nằm giữa dạ dày và ruột già của động vật ăn cỏ, kết hợp với nội tạng như lòng, tim, gan… Dù kém sắc và khá “khó nuốt” song nậm pịa được nhiều người yêu thích bởi vị đắng dịu nhẹ. Ảnh: Cooky.Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc). Đặc sản vùng cao được chế biến từ nội tạng của ngựa gồm tim, gan, tiết, lòng… Vốn là món kén người ăn, thắng cố ngày nay được biến tấu đôi chút để phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách. Bạn có thể tìm thấy món này tại các quán đặc sản Tây Bắc hoặc khu chợ phiên. Ảnh: Cooky.Hà Nội nổi tiếng với nhiều món ăn từ mắm tôm như bún đậu, bún thang, giả cầy, chả cá Lã Vọng… Mắm tôm có vị đậm đà và mùi hương quyến rũ đặc trưng, được dùng như gia vị chấm hay nêm nếm cho các món ăn thủ đô. Ảnh: Foodiexpharmacist.
Chả rươi (rươi đúc trứng) là đặc sản phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội. Nguyên liệu gồm trứng, thịt nạc vai, vỏ quýt, hành, thì là, rươi và các loại gia vị. Hỗn hợp này được trộn đều, rán trên chảo nóng cho vàng giòn. Món ăn không những lạ vị mà còn giàu chất đạm. Ảnh: Fuongsfood.
Chuột đồng nướng là đặc sản của miền Tây sông nước, được người dân chế biến nhiều sau mùa gặt. Khi những thửa ruộng chỉ còn trơ gốc rạ là lúc chuột đồng no lúa, béo và chắc thịt nhất. Thịt chuột nướng vàng ươm, bên trong mềm ẩm, được lòng các dân nhậu. Ảnh: Ntvvirus.
Tiết canh là món ăn tươi sống dân dã của người Việt. Mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến món này khác nhau. Tiết động vật như dê, lợn, vịt còn tươi thường được pha với mắm, muối, trộn đều cùng thịt, sụn băm nhỏ để hỗn hợp đông đặc, dùng kèm đậu phộng, bánh tráng, rau húng. Ảnh: Quan.hippp.
Đuông dừa, món ăn nổi tiếng miền Tây có nhiều cách thưởng thức, phổ biến nhất là chấm ngập trong nước mắm ớt và ăn sống. Đuông dừa tươi béo ngậy, kết hợp với nước mắm mặn, cay sẽ kích thích vị giác của bạn. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn kinh dị với nhiều người, đặc biệt là khách Tây. Ảnh: Truongminhhieu1111.
Nậm pịa là đặc sản dân tộc Thái, thường dùng trong các tiệc đãi khách vùng cao. Nậm pịa làm từ phân non nằm giữa dạ dày và ruột già của động vật ăn cỏ, kết hợp với nội tạng như lòng, tim, gan… Dù kém sắc và khá “khó nuốt” song nậm pịa được nhiều người yêu thích bởi vị đắng dịu nhẹ. Ảnh: Cooky.
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc). Đặc sản vùng cao được chế biến từ nội tạng của ngựa gồm tim, gan, tiết, lòng… Vốn là món kén người ăn, thắng cố ngày nay được biến tấu đôi chút để phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách. Bạn có thể tìm thấy món này tại các quán đặc sản Tây Bắc hoặc khu chợ phiên. Ảnh: Cooky.
Hà Nội nổi tiếng với nhiều món ăn từ mắm tôm như bún đậu, bún thang, giả cầy, chả cá Lã Vọng… Mắm tôm có vị đậm đà và mùi hương quyến rũ đặc trưng, được dùng như gia vị chấm hay nêm nếm cho các món ăn thủ đô. Ảnh: Foodiexpharmacist.