Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới: Bỏ túi hơn 13 tỷ USD, Ấn Độ liên tục săn lùng


Ảnh minh họa.

Việt Nam sở hữu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị hàng tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 10/2024 đạt gần 1,54 tỷ USD, tăng 22,9% so với tháng 9/2024 và tăng 19,4% so với tháng 10/2023. Như vậy, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 13,22 tỷ USD, tăng 21,2% so với 10 tháng đầu năm 2023.

Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới: bỏ túi hơn 13 tỷ USD, Ấn Độ liên tục săn lùng - Ảnh 2.

Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, riêng thị trường này đã chiếm tới 55,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 7,34 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại Hoa Kỳ là thị trường rất quan trọng, và việc ông Donald Trump tái đắc cử làm Tổng thống Hoa Kỳ được kỳ vọng mở ra nhiều lợi thế cho Việt Nam. 

Hoa Kỳ có thể ra chủ trương áp thuế đối với các mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu dao động 10 – 60%. Trong đó sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc có thể vẫn bị Hoa Kỳ áp thuế cao, và các doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng sẽ chịu mức thuế suất thấp hơn. Với chênh lệch thuế suất như vậy thì nhiều nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục để tìm nguồn hàng tại Việt Nam. Vì vậy, xuất khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Xem thêm  FDI đạt mức kỷ lục trong vòng 1 thập kỷ và chiến lược “Hai ít - Ba cao - Bốn sẵn sàng - Một không” của Bắc Ninh

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc đạt 1,72 tỷ USD, tăng 22,3% và chiếm tỷ trọng 13%. Nhật Bản đứng thứ 3, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 2,5% và chiếm tỷ trọng 10,8%.

Bên cạnh các thị trường lớn, xuất khẩu tới nhiều thị trường tiềm năng cũng tăng trưởng tốt, đặc biệt là Ấn Độ. Trong tháng 10, xuất khẩu sang thị trường này đạt 25,1 triệu USD, tăng 60,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm.

Tính chung 10 tháng, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt hơn 140 triệu USD, tăng 50,9% so với 10T/2023.

Ấn Độ với quy mô thị trường lớn hơn 1,4 tỷ người, ngành nội thất và thiết kế của Ấn Độ đang bùng nổ do thị trường bất động sản đang phát triển, dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng. Với tổng quy mô thị trường là 41 tỷ USD, Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ đồ nội thất lớn thứ 4 thế giới.

Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới: bỏ túi hơn 13 tỷ USD, Ấn Độ liên tục săn lùng - Ảnh 3.

Nước ta hiện là nhà xuất khẩu gỗ hàng đầu ở Đông Nam Á và xuất khẩu gỗ lớn thứ 5 trên thế giới. Đồng thời đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Trung Quốc) về nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao là đồ mộc trong nhà và ngoài trời. Đến nay, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vươn tới 170 thị trường thế giới.

Xem thêm  Nuôi loài trẻ nhỏ thấy là khóc thét, mỗi năm nhẹ nhàng kiếm gần 70 tỉ

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, trị giá xuất khẩu cả năm 2024 của ngành gỗ dự kiến sẽ tăng từ 20% đến 23% so với năm 2023 và dự báo triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2025 có nhiều tín hiệu tích cực, nhờ nhu cầu từ các thị trường chính tăng trưởng khả quan. Ngoài ra, xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng từ thuế quan sẽ được tiếp tục thúc đẩy mạnh.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều