Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Kỷ lục của ngành ngân hàng Việt năm 2024


Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, nhìn chung cả năm 2024, ngành ngân hàng đã đạt được các mục tiêu lớn với chính sách tiền tệ hợp lý và linh hoạt, đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% – những con số rất tích cực. Chính sách tiền tệ của NHNN đã góp phần quan trọng vào kết quả này.

Phó Thống đốc cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất – kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt hơn 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong 1 năm qua, hệ thống ngân hàng đã “bơm” thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

Số dư nợ tín dụng tăng thêm trong năm 2024 là con số kỷ lục từ trước đến nay. Trước đó, năm 2021, 2022, 2023, tín dụng lần lượt tăng thêm 1,25 triệu tỷ, 1,48 triệu tỷ và 1,64 triệu tỷ đồng.

Xem thêm  Vụ giá đỗ ủ hoá chất: Động thái mới từ Bách Hóa Xanh

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản…

Nói về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025, đại diện NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.

Đồng thời, NHNN đưa ra 5 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2025. Một là, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Hai là, theo dõi sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô,

Ba là, thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Bốn là, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Xem thêm  Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, Đại sứ Nga vừa bày tỏ mong muốn gì?

Năm là, tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động TTKDTM (Nghị định 52); các Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Các TCTD, Nghị định 52/2024/NĐ-CP; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 – 2025, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều