Chuyên gia vật lý đầu ngành
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học (GS.TSKH) Nguyễn Quốc Sỹ sinh ngày 20 tháng 2 năm 1967 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức, với bố là giảng viên khoa Hóa tại Đại học Tổng hợp và mẹ là giáo viên Toán tại một trường phổ thông.
Với nền tảng gia giáo, từ nhỏ ông đã thể hiện niềm đam mê với học tập và thích nghiên cứu khoa học.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông với thành tích xuất sắc, ông thi đỗ vào Đại học Bách khoa Leningrad (nay là Đại học Nghiên cứu Quốc gia Saint Petersburg, Nga) vào năm 1984, và chọn học ngành Cơ Điện.
Trong suốt thời gian du học ở Liên Xô, ông đã làm việc tại các phòng thí nghiệm trọng điểm về vật lý và công nghệ Plasma, đồng thời được đào tạo dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành nổi tiếng.
Ngay từ khi còn là sinh viên, GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã bộc lộ khả năng nghiên cứu xuất sắc.
Năm 1989, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học với thành tích cao và tiếp tục bảo vệ luận án Tiến sĩ vào năm 1992 tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Saint Petersburg.
Các công trình của ông lúc đấy đều được đánh giá xuất sắc nhất, đã tiếp bước cơ hội mở ra con đường đến với những nghiên cứu sâu, rộng hơn trong lĩnh vực Plasma.
Năm 2002, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Khoa học tại với đề tài nghiên cứu về các loại Plasma sóng cao tần và hồ quang điện.
Đây chính là công trình được Ủy ban đánh giá Khoa học của Liên bang Nga đưa vào top những công trình khoa học quan trọng nhất của đất nước trong năm 2002.
Với kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng, ông nhanh chóng trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về vật lý Plasma của thế giới. Ông hiện là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga; Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT.
GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ từng được bổ nhiệm làm Phó Giáo sư và sau đó là Giáo sư tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ điện của Đại học Nghiên cứu Quốc gia Saint Petersburg, cũng như là Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma tại Đại học Năng lượng Moskva.
Những nghiên cứu của ông về Plasma đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ xử lý rác thải môi trường đến các nghiên cứu ứng dụng Plasma trong y tế và công nghiệp.
GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ không chỉ nổi bật với các công trình nghiên cứu về Plasma mà còn là tác giả của nhiều cuốn sách chuyên khảo khoa học.
Một trong những công trình đáng chú ý là cuốn sách “Mô hình toán Plasma nhiệt độ thấp”, được xuất bản bởi nhà xuất bản Springer vào năm 2017, đã trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng trong giới khoa học toàn cầu.
Những đóng góp của ông không chỉ mang tính lý thuyết mà còn có tính ứng dụng cao, đặc biệt trong việc phát triển công nghệ Plasma ứng dụng trong xử lý môi trường và y tế, như khử khuẩn và diệt virus trong phòng chống dịch bệnh.
Mặc dù có một sự nghiệp thành công rực rỡ tại Nga, nhưng tình yêu nước đã thôi thúc ông quyết định trở về Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ trở thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Vin Hi-Tech của Vingroup, một Viện Nghiên cứu Công nghệ cao chuyên về nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, môi trường, cơ điện tử và các công nghệ liên quan đến công nghệ cao.
30 năm gắn bó với nghiên cứu chuyên ngành vật lý công nghệ Plasma. Năm 2006, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ được nhận giải thưởng các Nhà khoa học trẻ do Tổng thống Liên bang Nga Putin trao tặng. Ông được vinh danh là Viện sĩ Thông tấn năm 2012 và Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học kỹ thuật Điện của Liên Bang Nga năm 2015.
Năm 2018, ông trở về Việt Nam đảm nhận trọng trách Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Vin Hi-Tech. Thời điểm trở về đầu quân cho tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông từng chia sẻ với giới truyền thông về lý do chọn Vingroup làm bến đỗ tại Việt Nam, gác lại phía sau sự nghiệp 30 năm gắn bó với nghiên cứu chuyên ngành vật lý công nghệ Plasma tại Nga. GS Nguyễn Quốc Sỹ không do dự nhấn mạnh ông về Vingroup không phải vì thu nhập cao hơn, mà vì Vingroup là tập đoàn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, ngoài khả năng tài chính còn có hệ thống quản trị, hệ sinh thái tốt để thực hiện các đồ án khoa học công nghệ (KHCN).
“Giữa tôi và Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng còn trùng hợp ở quan điểm lớn là mong muốn cống hiến cho đất nước, xuất phát từ điểm chung là lòng yêu nước. Do đó khi nhận được lời mời của Vingroup về Việt Nam làm việc, tôi đã đi đến quyết định rất nhanh, không phải cân nhắc nhiều”, chiến tướng Vin Hi-Tech từng chia sẻ.
Bảng vàng giải thưởng danh giá
GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về vật lý và công nghệ, được ghi nhận với những thành tựu nghiên cứu xuất sắc.
Với sự nghiệp nghiên cứu không ngừng nghỉ, ông đã nhận được hàng loạt giải thưởng danh giá, khẳng định tài năng và đóng góp quan trọng của mình đối với nền khoa học thế giới.
Những giải thưởng này không chỉ phản ánh sự cống hiến của ông mà còn là sự ghi nhận về công lao của một nhà khoa học người Việt trên trường quốc tế.
Trong số các giải thưởng nổi bật mà GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã nhận được, phải kể đến Giải thưởng Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga Putin trao vào năm 2006.
Bên cạnh đó, ông còn giành giải nhất trong cuộc thi các công trình khoa học của Đại học Năng lượng Moskva năm 2012, một giải thưởng uy tín trong cộng đồng khoa học Nga, nơi ông đã cống hiến nhiều công trình nghiên cứu đột phá về Plasma.
Sự nghiệp của GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ còn được tôn vinh bằng những thành tích cao quý khác như năm 2015, ông được bầu làm Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga, đồng thời, ông cũng trở thành Viện sĩ của Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu Hệ thống từ năm 2012,…
Những giải thưởng này không chỉ là những dấu ấn trong sự nghiệp khoa học của GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ, mà còn là niềm tự hào của nền khoa học Việt Nam, khi một nhà khoa học người Việt đã khẳng định được tên tuổi trên bản đồ khoa học thế giới.
Công trình và nghiên cứu của ông, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng mới, vật liệu mới và công nghệ môi trường không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ toàn cầu mà còn mang lại những giá trị thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: bảo vệ môi trường, tối ưu hóa nguồn năng lượng và cải tiến chất lượng cuộc sống,…
Tổng hợp