Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá
vàng miếng SJC
82,8 – 85,3 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm nửa triệu đồng/lượng so với sáng qua. Chênh lệch mua – bán 2,5 triệu đồng/lượng.
Doanh nghiệp này cũng điều chỉnh
giá vàng
nhẫn giảm về mốc 82,3 – 84 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra. Chênh lệch mua – bán 1,7 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC cũng được các doanh nghiệp như Tập đoàn Doji, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty Vàng Phú Quý… đồng loạt giảm nửa triệu đồng/lượng về mốc 85,3 triệu đồng/lượng.
Giá
vàng nhẫn
cũng được các doanh nghiệp này giảm tương đương. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá
vàng nhẫn
83,08 – 84,28 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 82,9 – 83,8 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng
thế giới
niêm yết 2.642 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với sáng qua.
Trên thị trường tiền tệ,
tỷ giá trung tâm
được
Ngân hàng
Nhà nước niêm yết ở mức 24.240 đồng/USD, giảm 11 đồng/USD so với sáng qua.
Các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD ở mức 25.119 – 25.452 đồng/USD mua vào – bán ra, giảm 11 đồng/USD so với sáng qua.
Tỷ giá USD liên tục giảm từ ngày 25/11 đến nay bởi Ngân hàng Nhà nước can thiệp điều hành. Theo đó, trên thị trường mở tuần qua, ở kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO),
Ngân hàng Nhà nước
chào thầu kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 54.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4%. Kết quả có hơn 53.999 tỷ đồng trúng thầu, trong khi có 68.000 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.
Ở kênh tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu tín phiếu 28 ngày theo phương thức đấu thầu lãi suất. Kết quả có 9.980 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất giữ ở mức 4%, trong khi có 7.950 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 16.030 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Đến cuối tuần qua, có hơn 53.999 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 20.080 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước lưu hành trên thị trường.