Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá
vàng miếng SJC
83,8 – 85,3 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác như Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, hệ thống vàng Mi Hồng… đều đồng loạt tăng
giá vàng
miếng SJC lên mức 85,3 triệu đồng/lượng.
Giá
vàng nhẫn
cũng tăng và vượt giá vàng miếng. Cụ thể, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 84,3 – 85,5 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, cao hơn 500.000 đồng/lượng mua vào, 200.000 đồng/lượng bán ra so với vàng miếng.
Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 84,4 – 85,6 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, cao hơn 600.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra so với vàng miếng.
Cùng thời điểm,
giá vàng thế giới
niêm yết 2.650
USD
/ounce, tăng 16 USD/ounce so với sáng qua.
Trên thị trường tiền tệ sáng 8/1,
Ngân hàng
Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.332 đồng/USD, giảm 5 đồng/USD so với sáng qua.
Tại các ngân hàng thương mại niêm yết
tỷ giá
USD tại mức 25.208 – 25.548 đồng/USD.
USD ngoài thị trường tự do đồng USD giảm mạnh còn 25.643 – 25.743 đồng/USD.
Tại cuộc họp họp báo Ngân hàng Nhà nước ngày 7/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, về tỷ giá, Việt Nam chịu áp lực lớn do độ mở của nền kinh tế, cùng với các yếu tố như chính sách kinh tế của các nước lớn, biến động đồng USD, biến động địa chính trị và tình hình xuất nhập khẩu.
“Năm 2024, tỷ giá
USD
có thời điểm tăng hơn 7%. Cuối năm, tỷ giá biến động khoảng 5,03%, chúng tôi đánh giá là mức hài hòa, đảm bảo doanh nghiệp và nhà đầu tư không lo ngại, có tâm lý đầu cơ và găm giữ USD”, phó thống đốc nói.
Phó thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, thời gian tới,
Ngân hàng Nhà nước
sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ.