Vào mùa đông, không khí lạnh ập đến, tình trạng ho, khô da đã trở thành nỗi lo lắng dai dẳng của nhiều người. Lúc này, việc nuôi dưỡng phổi, làm ẩm cổ họng và tăng cường khả năng miễn dịch là đặc biệt quan trọng. Xung quanh chúng ta có một số nguyên liệu được mệnh danh là “thuốc giảm ho”. Những nguyên liệu này không chỉ giúp làm dịu cổ họng mà còn tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh. Hãy thử ngay các công thức nấu ăn đơn giản để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thuốc giảm ho dễ tìm từ thiên nhiên. Chúng tôi giới thiệu đến các bạn 3 nguyên liệu quý có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho trong mùa đông, cùng những công thức nấu ăn ngon được hướng dẫn kỹ càng để giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và thưởng thức những món ăn ngon.
1. Củ cải trắng: Thuốc giảm ho tự nhiên trong mùa đông
Tục ngữ có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng thì không cần bác sĩ kê đơn thuốc”. Củ cải trắng giàu nước, chất xơ và các loại enzym, có tác dụng giải đờm, giảm ho, dưỡng ẩm cổ họng và thông khí. Đây là thực phẩm được lựa chọn hàng đầu để làm sạch phổi và giải độc trong mùa đông.
Công thức gợi ý: Củ cải trắng ngâm lá tía tô và giấm
Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 10-15 lá tía tô, 50g đường phèn vàng, 300ml giấm trắng, lượng nước vừa phải.
Cách làm món củ cải trắng ngâm lá tía tô và giấm
Bước 1: Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, đun sôi rồi thêm đường phèn vàng, lá tía tô và giấm trắng vào. Đun cho đến khi đường phèn tan, nước chuyển màu tím thì tắt bếp, để nguội.
Bước 2: Củ cải gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch. Tiếp theo cắt củ cải thành các khối vuông rồi cho vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng bằng nước sôi và khô ráo.
Bước 3: Sau khi đã cho củ cải vào lọ thủy tinh thì bạn rót phần hỗn hợp nước giấm, lá tía tô ngập mặt củ cải. Đậy kín nắp lọ thủy tinh và ngâm trong 2 ngày là có thể dùng được.
Thành phẩm món củ cải trắng ngâm lá tía tô và giấm
Mùi thơm cùng với màu của lá tía tô kết hợp hoàn hảo với vị giòn của củ cải trắng nên món ăn rất hấp dẫn, đẹp mắt. Món ăn này có vị chua ngọt, ngon miệng, làm dịu cổ họng và giảm ho, rất thích hợp làm món khai vị trong mùa đông.
2. Củ hoa huệ: Sự lựa chọn tốt để dưỡng ẩm ẩm cho làn da khô và để giải nhiệt
Củ hoa huệ được biết đến là một dược liệu trong y học cổ truyền, giúp làm săn chắc cơ thể, dưỡng khí huyết, nuôi dưỡng âm và giữ ẩm cho da khô. Củ hoa huệ có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, thanh lọc/thải độc cho trái tim và làm dịu tâm trí, an thần. Củ hoa huệ cũng rất giàu protein, vitamin C và các nguyên tố vi lượng khác nhau, có tác dụng đáng kể trong việc giảm ho khan và khó chịu ở cổ họng. Củ hoa huệ đặc biệt thích hợp để tiêu thụ vào mùa thu đông khi khí hậu khô hanh. Y học hiện đại cũng phát hiện ra củ hoa huệ có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.
Công thức gợi ý: Lê hấp củ hoa huệ
Nguyên liệu: 50g củ hoa huệ tươi, 10 quả táo đỏ, 10g dâu tằm, 10g kỷ tử, một lượng mật ong hoa mộc vừa phải, 1 quả lê.
Cách làm món lê hấp củ hoa huệ
Bước 1: Dùng dao cắt phần cuống của quả lên. Sau đó khoét rỗng phần giữa quả lê để biến thành chiếc cốc đựng.
Bước 2: Củ hoa huệ tách rời các bẹ, rửa sạch và để ráo. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt. Kỷ tử và dâu tằm cũng rửa sạch nhẹ nhàng. Sau đó trộn củ hoa huệ với táo đỏ, dâu tằm và kỷ tử rồi đổ vào cốc lê.
Bước 3: Đặt cốc lê vào trong một bát tô sau đó cho vào nồi, hấp khoảng 40 phút. Sau đó rưới mật ong và rắc hoa mộc tê lên trên.
Thành phẩm món lê hấp củ hoa huệ
Lê hấp củ hoa huệ vừa là món tráng miệng ngon cũng đồng thời là “phương thuốc” tốt để trị ho trong mùa đông. Món ăn này có vị ngọt ngào, thanh mát và rất dễ chịu. Vị ngọt của quả lê cùng táo đỏ, kỷ tử và sự tươi mát của củ hoa huệ sẽ giúp bạn đẩy lùi cảm giác khó chịu do khí hậu khô hanh vào mùa đông gây ra.
3. Bưởi: Loại trái cây làm dịu họng nhất định phải có trong mùa đông
Bưởi là loại trái cây rất giàu vitamin C và chất xơ, tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ có tác dụng làm ẩm phổi, thanh nhiệt mà còn giúp cơ thể sảng khoái và giảm mệt mỏi. Thành phần vitamin A, C có trong vỏ cũng như tép bưởi, cùng với đó đặc tính chất chống oxy hóa mạnh giúp dưỡng da, tăng cường độ ẩm, mang cho bạn làn da mịn màng và tràn đầy sức sống. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
Công thức gợi ý: Trà bưởi mật ong
Nguyên liệu: 1 quả bưởi (bạn nên chọn bưởi đỏ để thành phẩm đẹp hơn), 200g mật ong, 100g đường phèn, 100ml nước.
Cách làm trà bưởi mật ong
Bước 1: Bưởi bạn rửa sạch dưới vòi nước sau đó dùng muối hạt hoặc baking soda chà xát lên vỏ để loại bỏ triệt để bụi bẩn. Sau đó rửa sạch bưởi lại một lần nữa. Tiếp theo bạn dùng dụng cụ nạo để lấy một lượng vừa phải phần vỏ (không dính cùi trắng). Tiếp theo thái phần vỏ bưởi đó thành dạng sợi. Gọt bỏ phần cùi rồi tách và lấy tép bưởi.
Bóc lấy tép bưởi, vỏ bưởi thái sợi (Ảnh: Hà Ngô).
Bước 2: Cho nước vào nồi, đun sôi sau đó thêm đường phèn và vỏ bưởi vào rồi nấu trong khoảng 15 phút. Sau đó bạn vớt bỏ phần vỏ bưởi ra ngoài. Bạn cũng có thể giữ lại phần vỏ bưởi tùy theo sở thích cá nhân.
Nấu vỏ bưởi thái sợi cùng đường phèn và nước (Ảnh: Hà Ngô)
Bước 3: Đổ tép bưởi vào nấu cho đến khi đặc lại thì tắt bếp. Sau khi nguội, thêm mật ong vào khuấy đều. Mỗi lần uống thì bạn lấy 1-2 thìa và pha với nước ấm.
Thành phẩm đẹp mắt (Ảnh: Hà Ngô).
Thành phẩm trà bưởi mật ong
Trà bưởi mật ong có vị chua ngọt, giúp làm ấm cơ thể, dịu cổ họng rất tốt. Đây là loại trà tốt cho sức khỏe nhất, thích hợp cho cả gia đình uống vào mùa đông.
Kết luận:
Trong mùa đông lạnh giá, việc lựa chọn nguyên liệu cẩn thận và nấu những món ngon ấm áp cho gia đình không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch mà còn ngăn ngừa các bệnh thường gặp trong mùa đông như ho. Đặc tính dưỡng ẩm tự nhiên của củ cải trắng, dưỡng chất dịu nhẹ của hoa huệ và hương vị sảng khoái của bưởi đều là món quà sức khỏe do thiên nhiên ban tặng. Hãy nhớ lưu lại những công thức này và thử ngay “thuốc giảm ho” từ nguyên liệu ẩn giấu xung quanh bạn!