Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, điện thoại thông minh đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, một số tội phạm cũng lợi dụng phương tiện công nghệ cao để lừa đảo, đặc biệt là phương thức lừa đảo mới nổi là “nghe lén tin nhắn SMS và gửi mã độc”. Phương thức này đã khiến nhiều người bị đánh cắp thẻ ngân hàng mà họ không hề hay biết, gây ra mối đe dọa đáng kể về an ninh tài sản.
Đánh hơi SMS, cái tên nghe có vẻ công nghệ cao này thực chất đang ẩn chứa một cái bẫy lừa đảo. Đây là một phương tiện kỹ thuật để thu thập, chặn tin nhắn văn bản, gửi tin nhắn chứa mã độc mà không cần chạm vào điện thoại.
Tội phạm sử dụng thiết bị đặc biệt như trạm gốc giả để thu thập và can thiệp vào số điện thoại di động cũng như dữ liệu của chúng trong một phạm vi cụ thể. Toàn bộ quá trình không yêu cầu bất kỳ sự tiếp xúc vật lý nào với điện thoại và người dùng thường không nhận thấy điều đó.
Sau khi bọn tội phạm lấy được thông tin thông qua gửi tin nhắn chứa mã độc từ người dùng, đặc biệt là thông tin xác thực tài khoàn ngân hàng và nền tảng thanh toán, chúng có thể sử dụng thông tin này để thực hiện nhiều tội ác khác nhau như trộm cắp và lừa đảo trực tuyến.
Công nghệ đánh hơi SMS chủ yếu sử dụng kết hợp “chiếm quyền điều khiển GSM + đánh hơi SMS” để gây nhiễu tín hiệu điện thoại di động của người dùng, khiến mạng rớt từ 4G hoặc 5G xuống 2G hoặc trực tiếp mất tín hiệu.
Trong quá trình này, trạm cơ sở giả có thể nắm bắt tất cả thông tin SMS của người dùng, bao gồm các thông tin quan trọng như mã xác minh ngân hàng và mật khẩu thanh toán. Đồng thời, chúng sẽ gửi tin nhắn giả mạo ngân hàng dụ dỗ người dùng truy cập, rồi lấy đi thông tin như khuôn mặt, thông tin đăng nhập và mã xác thực tài khoản ngân hàng.
Điều nghiêm trọng hơn nữa là công nghệ này không chỉ giới hạn ở mạng 2G. Đôi khi trong điều kiện 3G hoặc 4G, nếu tín hiệu bị chặn, thông tin điện thoại di động cũng có thể bị đánh cắp. Khi bọn tội phạm đã nắm vững thông tin xác thực của người dùng, chúng có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và nền tảng thanh toán của người dùng để thực hiện tiêu dùng, chuyển khoản và các hoạt động khác.
Như ông Zhang, một giao sư an ninh mạng sống ở Hàng Châu (Trung Quốc), bất ngờ phát hiện ra rằng thẻ ngân hàng của mình đã bị đánh cắp 150.000 nghìn NDT, khoảng 6 tháng lương hưu tiết kiệm được đã biến mất.
Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng bọn tội phạm đã chặn mã xác minh của ông thông qua công nghệ nghe lén SMS, rồi gửi cho ông một tin nhắn giả mạo ngân hàng yêu cầu thực hiện xác thực khuôn mặt. Ông không nghi ngờ làm theo và đã khiến bọn lừa đảo lấy được mọi thông tin xác thực chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của mình. Dù ông Zhang có gọi cảnh sát kịp thời thì tổn thất cũng không thể bù đắp được.
Đã cảnh báo nhưng người dân bị dụ dỗ nhấp vào liên kết trong tin nhắn lừa đảo, vì sự chủ quan của người dùng nên nếu trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này, ngân hàng và nhà mạng sẽ không phải chịu trách nhiệm, cảnh sát Hàng Châu, Trung Quốc cho biết.
Đối mặt với các kỹ thuật lừa đảo công nghệ cao, chúng ta phải cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu điện thoại đột nhiên nhận được một loạt mã xác minh không thể giải thích được, đó có thể là dấu hiệu báo trước cho việc nghe lén SMS. Lúc này, nên nhanh chóng tắt điện thoại hoặc bật chế độ trên máy bay và thử thực hiện di chuyển đến một nơi khác cách xa vùng phủ sóng tín hiệu giả.
Ngoài ra, nếu tín hiệu đột ngột giảm hoặc biến mất khi điện thoại di động được kết nối với mạng 4G hoặc 5G ổn định, bạn cần chú ý đó có thể là trạm gốc giả gây rắc rối. Lúc này, tốt nhất bạn nên thay đổi môi trường mạng và kết nối trở lại trạm gốc thực.