Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn


Đổ nước nóng vào bồn rửa bát là thói quen khá phổ biến trong nhiều gia đình, nhất là khi đổ nước thừa từ việc luộc rau hoặc đun nước sôi. Điều này tưởng tiện lợi nhưng thực ra rất tai hại, khuyên bạn nên cân nhắc và thay đổi thói quen này để duy trì môi trường bếp sạch sẽ, an toàn.

Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn- Ảnh 1.

Tác hại của việc đổ nước nóng vào bồn rửa bát

Hầu hết các bồn rửa bát đều được trang bị hệ thống ống cống để lọc nước thải. Trong quá trình nấu ăn, nếu chúng ta đổ nước nóng vào bồn rửa bát đồng nghĩa rằng đang đổ nước nóng vào ống cống. Về lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

1. Làm giảm tuổi thọ của đường ống

Đường ống trong bếp đa phần làm từ nhựa. Mặc dù một số loại có khả năng chịu nhiệt nhất định, tuy nhiên, khi bạn liên tục đổ nước nóng vào cống, nó sẽ làm giảm độ bền và tuổi thọ của đường ống. 

Thông thường, đường ống cống có thể sử dụng từ 30 đến 50 năm, và nếu bạn đổ nước nóng thường xuyên, tuổi thọ của nó sẽ bị rút ngắn, khiến bạn phải thay thế sớm hơn dự kiến.

Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn- Ảnh 2.

2. Gây biến dạng và nứt vỡ đường ống

Một số loại ống, đặc biệt là ống PVC, không thể chịu được nhiệt độ cao trên 60 độ C. Nước nóng đặc biệt là nước sôi từ việc nấu ăn có thể đạt đến 90 độ C, và khi đổ ngay vào cống, nó sẽ làm cho ống bị biến dạng, thậm chí là nứt vỡ. Điều này có thể gây ra sự cố nghiêm trọng như rò rỉ hoặc hư hỏng, và thậm chí có thể làm hư hại đến cả các vật dụng trong bếp như tủ bếp hoặc đồ nội thất.

Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn- Ảnh 3.

Cách hạn chế dầu mỡ tích tụ trong ống cống

Trong quá trình nấu ăn, dầu mỡ, nước thừa và mảnh vụn thức ăn dễ dàng chảy vào cống, gây tắc nghẽn theo thời gian. Nhiều người cho rằng việc đổ nước nóng vào cống cũng là cách hay để thông cống, nhưng thực chất nước nóng không hòa tan dầu mỡ, nên đây hoàn toàn không phải giải pháp hiệu quả.

Để hạn chế tắc nghẽn cống do dầu mỡ tích tụ, cần lưu ý hai điều sau đây:

1. Tiến hành xử lý sơ qua dầu mỡ trên dụng cụ ăn uống

Để dễ dàng hơn trong việc làm sạch, đối với bát đĩa dính nhiều dầu mỡ, bạn nên dùng khăn giấy hoặc khăn nhà bếp lau sơ qua, sau đó mới tiến hành rửa bát như bình thường. Bằng cách này, dầu mỡ sẽ được loại bỏ hiệu quả, giúp làm sạch bát đĩa và không làm tắc nghẽn cống.

Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn- Ảnh 4.

2. Sử dụng chất thông cống định kỳ

Sau một thời gian sử dụng, nếu thấy quá trình thoát nước ở cống bị chậm lại, đồng thời xuất hiện mùi hôi thì rất có thể là do dầu mỡ và cặn bẩn đã bị tích tụ nhiều. Để duy trì hệ thống cống luôn thông thoáng, bạn có thể sử dụng chất các dung dịch thông cống để làm sạch hiệu quả.

Việc sử dụng rất đơn giản: chỉ cần đổ chất thông cống vào bồn rửa, chất này sẽ tự động đến các vị trí sâu trong đường ống, phân hủy các chất tắc nghẽn mà không làm hại đến vật liệu của ống. Ngoài khả năng làm sạch, chất thông cống còn chứa thành phần diệt khuẩn, giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám lâu trong đường ống, giữ cho cống luôn sạch sẽ và không có mùi hôi.

Đổ nước nóng vào bồn rửa bát: Hành động tưởng vô hại nhưng lại gây ra 2 nguy hiểm lớn- Ảnh 5.

Gợi ý nơi mua dung dịch thông cống:

Aikomi – Giá: 130.000đ

Kitimop – Giá: 75.000đ

Nguồn: Aboluowang



Nguồn: Kênh 14

Xem thêm  Phở treo, bún treo: Những người rủ nhau “Treo” một bữa “thương” - ấm lòng người thường

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều