Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Điều chưa từng có sắp xảy ra với ngành hàng không


Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết hôm thứ ba rằng ngành hàng không toàn cầu có khả năng sẽ thu về hơn 1 nghìn tỷ USD doanh thu vào năm tới. Con số này đạt được khi số lượng hành khách dường như sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 5 tỷ.

IATA cũng dự đoán rằng lợi nhuận trung bình trên mỗi hành khách của các hãng hàng không sẽ tăng lên khoảng 7 USD vào năm tới, tăng mạnh so với mức chỉ 2,25 USD của 18 tháng trước. Năm nay, lợi nhuận trên mỗi hành khách dự kiến sẽ là 6,40 USD.

Những con số này thể hiện sự trở lại đáng kinh ngạc của một ngành công nghiệp đã ghi nhận ba năm thua lỗ liên tiếp tổng cộng 187 tỷ USD, từ năm 2020 đến năm 2022 do đại dịch. Nhu cầu đi lại liên tục, phục hồi mạnh mẽ sau khi các hạn chế đi lại thời kỳ Covid được dỡ bỏ, đã nhanh chóng khôi phục lợi nhuận của ngành hàng không và cho phép một số hãng hàng không tính giá vé cao hơn.

Các hãng hàng không Trung Đông được coi là dẫn đầu vào năm tới, với lợi nhuận trên mỗi hành khách là 24 USD, tiếp theo là các hãng hàng không Mỹ ở mức 12 USD và các hãng hàng không châu Âu ở mức 9 USD. IATA dự kiến các hãng hàng không ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có lợi nhuận thấp hơn mức trung bình của ngành.

Xem thêm  Nga công bố thỏa thuận siêu khủng để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây: Khách 'sộp' cam kết chốt đơn 500.000 thùng/ngày trong 10 năm, bỏ túi mỗi năm 13 tỷ USD

Trong các bình luận trước đó, tổng giám đốc IATA Willie Walsh đã mô tả con số doanh thu “khổng lồ” là “tin tuyệt vời”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng lợi nhuận ròng trên toàn ngành vẫn sẽ “mỏng như tờ giấy”, ở mức 36,6 tỷ USD – và không được cải thiện do sự chậm trễ trong việc giao máy bay của “các bên chủ chốt”.

Điều này ám chỉ các nhà sản xuất máy bay Airbus và Boeing. “Họ gặp các vấn đề về chuỗi cung ứng đang có tác động rất lớn đến cơ sở chi phí của chúng tôi… Vấn đề này chưa có hồi kết”.

Tình trạng thiếu hụt máy bay kinh niên có nghĩa là những chiếc máy bay cũ hơn, kém tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ phải bay trong thời gian dài hơn, làm tăng chi phí vận hành và bảo dưỡng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Walsh cho biết các cuộc xung đột toàn cầu cũng đang đẩy chi phí lên cao hơn do có nhiều không phận lớn bị đóng cửa đối với các chuyến bay thương mại. Việc đóng cửa này buộc các hãng hàng không phải bay theo các tuyến đường dài hơn và cũng có thể gây ra sự chậm trễ, vì ngày càng có ít không phận cho nhiều chuyến bay hơn.

Theo IATA, sự thay đổi sắp xảy ra của chính phủ Mỹ cũng có thể cản trở nỗ lực của ngành hàng không nhằm đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Xem thêm  Từ 1-7-2025, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ

Walsh cho biết: “Có nguy cơ những lợi ích mà ngành công nghiệp chứng kiến dưới thời chính quyền ông Biden có thể không tiếp tục dưới thời chính quyền ông Trump”. Ông đồng thời lấy ví dụ về các khoản giảm thuế hiện tại đối với việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững theo Đạo luật Giảm lạm phát.

Các nhà khoa học cho biết lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới phải giảm xuống mức 0 vào năm 2050 trên cơ sở ròng để giữ cho sự nóng lên toàn cầu không quá 1,5 độ C. Theo Our World in Data, hàng không chiếm 2,5% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới.

Cũng vào thứ ba, Alaska Air Group, công ty sở hữu Alaska Airlines và Hawaiian Airlines, cho biết họ sẽ bắt đầu các chuyến bay đầu tiên từ trụ sở chính tại Seattle đến Tokyo và Seoul vào năm tới. Tập đoàn này đã mua lại công ty mẹ của Hawaiian vào tháng 9 và hiện đang nhắm mục tiêu đạt thêm 1 tỷ USD lợi nhuận từ thực thể công ty sau kết hợp này vào năm 2027.

Theo: CNN





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều