Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Cứ 3 người Việt thì có 1 người bị đột quỵ trong đời: Giáo sư hàng đầu thế giới lý giải


Đột quỵ đang trẻ hóa

Theo Giáo sư Valery Feigin, Giám đốc Viện nghiên cứu Đột quỵ và Khoa học thần kinh ứng dụng quốc gia, Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand); Giáo sư liên kết của Đại học Washington (Hoa Kỳ), đột quỵ ở Việt Nam là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Gánh nặng đột quỵ ở Việt Nam, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, đang tăng rất nhanh.

Nguyên nhân đột quỵ gia tăng ở người trẻ có liên quan mật thiết tới tăng huyết áp (chiếm 60%), ô nhiễm không khí (chiếm gần 20%), và 30% liên quan tới lối sống không lành mạnh.

Cụ thể, nguyên nhân liên quan tới lối sống có thể kể tới là hút thuốc, thiếu hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh (sử dụng quá nhiều rượu bia)…

Giáo sư Valery Feigin cho biết trên thực tế, cứ 3 người ở Việt Nam thì có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ trong đời. Các yếu tố rủi ro đột quỵ ở mỗi người trẻ tuổi lại khác nhau.

Giáo sư Valery Feigin cho biết gánh nặng đột quỵ ở Việt Nam, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, đang tăng rất nhanh. (ảnh Thanh Kền).

Mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca đột quỵ

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tỷ lệ đột quỵ ở Việt Nam rất cao. Trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca đột quỵ mới. Đây là tỷ lệ mắc mới cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam vẫn còn cao, trong 90 ngày là 10%. Đặc biệt, tỷ lệ tàn phế do đột quỵ là rất lớn. Đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Xem thêm  Chủ quán thịt chó mắc bệnh dại, lúc lên cơn đã bỏ chạy ra ngoài đập cửa nhà dân

Theo PGS Tôn, có 3 mục tiêu liên quan tới đột quỵ mà Việt Nam hướng tới, đó là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ tàn phế.

 - Ảnh 2.

PGS Tôn chia sẻ giải pháp giảm tỷ lệ mắc đột quỵ (ảnh Thanh Kền).

Giải pháp giảm tỷ lệ mắc mới được PGS Tôn coi là quan trong nhất đó là dự phòng tiên phát. Trong đó, cần nâng cao ý thức của người dân về bệnh đột quỵ, sự nguy hiểm của đột quỵ.

Mỗi người dân cần phải nhận biết được yếu tố nguy cơ đột quỵ và điều chỉnh, ví dụ:

– Về lối sống: Cần từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiện rượu. Người ít vận động cần phải tăng cường vận động thể dục thể thao hàng ngày.

– Chế độ ăn: Hiện nay, rất nhiều người Việt Nam ăn rất mặn gấp 2 lần khuyến cáo của WHO. Do vậy cần phải có chế độ ăn giảm mặn, PGS Tôn nói.

– Kiểm soát yếu tố nguy cơ: Người có vấn đề thừa cân béo phì thì phải giảm cân và quản lý cân nặng; Người tăng huyết áp phải đảm bảo dung thuốc kiểm soát tốt huyết áp. Trong quá trình công tác, PGS Tôn đã gặp rất nhiều trường hợp người trẻ đột quỵ do liên quan tới tăng huyết áp không được kiểm soát; Người có vấn đề về mỡ máu cần phải điều trị để giảm các yếu nguy cơ xơ vữa mạch máu, bệnh lý tim mạch.

Xem thêm  Bên trong "nhà tù đáng sợ nhất thế giới" giam giữ 40.000 sát nhân, quản ngục đều phải che mặt để tránh bị trả thù

Theo PGS Tôn, hiện này, công nghệ có vai trò hỗ trợ quản lý nguy cơ đột quỵ. Phần mềm quản lý đột quỵ có thể ước tính được nguy cơ đột quỵ và đưa ra các giải pháp để thay đổi.

“Sắp tới chúng tôi sẽ đề xuất Bộ Y tế cho phép dùng phần mềm này để tất cả người dân có thể kiểm soát được yếu tố nguy cơ đột quỵ”, PGS Tôn nói.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều