Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: “Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng”


Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội nhận được sự quan tâm của dân tình. Nhiều người đọc xong câu chuyện của chị đã cảm thấy đau xé lòng thay chị.

Được biết, người mẹ này đã đi bước nữa sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người chồng đầu tiên. Chị với chồng đầu có một người con gái hiện đang học lớp 11 và một người con trai 5 tuổi với chồng hiện tại.

Trước đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên người mẹ đã đi xuất khẩu lao động và để con lại cho ông bà săn sóc đến khi con học lớp 9. Sau khi về, người mẹ có đón con qua ở cùng với gia đình mới. Chị và chồng hiện tại đều là lao động tự do, thu nhập không ổn định, trọ phải đi thuê.

Sẽ không có gì đáng nói nếu cô con gái lớn, qua lời kể của người mẹ là “không biết thương cho hoàn cảnh của mình, luôn trách móc rằng mẹ đẻ ra con mà không nuôi con”. Những lúc như thế, nước mắt của chị cứ rơi lã chã. Nhiều hôm chị và chồng đi làm về mệt, thấy mẹ một mình dọn nhà, nấu ăn mà con không hề giúp đỡ. Mẹ phải giục mãi con mới hỗ trợ, nhưng cũng chỉ hời hợt cho có.

Đỉnh điểm vào một hôm con đi chơi về muộn, người mẹ mắng và có lỡ tay tát con 1 cái. Ngay lập tức, con quay có hành động phản kháng. “Con túm tóc và lao vào cào mình xước hết tay, chảy máu rất đau, sức mình không thể nào thoát ra được so với sức của con”, người mẹ ngậm ngùi.

Rồi 2 mẹ con cãi nhau, con nói luôn là con không muốn ở với mẹ, con ra ngoài thuê nhà trọ ở. Trước đó, xe máy của chị bị hỏng phải sửa nhiều lần hết tiền triệu. Chị nhắc nhở con đi xe phải giữ gìn cẩn thận nếu không sẽ không sửa nữa, con phải đi xe đạp, thì con nói luôn “thế thì bảo bạn trai đến đón”.

“Và còn rất nhiều chuyện khác như con lấy trộm tiền (rất nhiều lần – trước đó ở với ông bà con cũng từng lấy trộm). Và ngay bây giờ khi mình bất lực và viết lên đây, 10h đêm con đi đâu, làm gì mình không biết. Con không xin phép, không gọi điện, con trộm điện thoại của chồng mình đi…

Mình cảm thấy bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng. Mình gần 50 tuổi, không có nhà để ở, con cái thì như thế đó”.

Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng:

Người mẹ cảm thấy vô cùng đau lòng. (Ảnh minh họa)

Không có gì đau hơn việc con cái không ngoan ngoãn

Câu chuyện của người mẹ này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân tình. Bên dưới phần bình luận, netizen để lại lời cảm thông chia sẻ với người mẹ, cùng với đó là gợi ý cách để người mẹ vượt qua khó khăn.

Xem thêm  Bức thư về "cái chết" nữ sĩ Quỳnh Dao gửi con trai và con dâu 7 năm trước bị đào lại

Chia sẻ với chị, cho em ôm chị thật nhiều. Em nghĩ, các con từ bé không được ở gần bố mẹ, việc thương bố mẹ hay không còn do cách giáo dục của gia đình, sự gần gũi về tinh thần. Có thể từ bé con ở với ông bà, mẹ vắng nhà khiến con sinh ra trở nên lì lợm và ngang bướng (một cách tự bảo vệ cảm xúc bản thân, bảo vệ khỏi khổ đau). Dần dần thành thói quen và tính cách. Em biết, khi con như vậy chị rất đau khổ và buồn. Vì sự thất bại lớn nhất của bố mẹ là con cái không ngoan ngoãn. 

Tuy nhiên, chị cũng có hoàn cảnh đặc biệt, chị hãy dành thời gian trò chuyện, tâm sự thẳng thắn với con xem sao. Mưa dầm thấm lâu, tuổi này con đang giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cảm xúc, muốn thể hiện mình… Chị hãy thử mọi cách có thể nhé. Nếu thực sự con không hồi tâm chuyển ý, thì đến giai đoạn 18 tuổi, chị hãy học cách buông và chờ đợi. Buông để cho con tự có thời gian suy ngẫm, có thời gian trải nghiệm và cũng để chị nhẹ lòng, bớt đau khổ hơn. Thay vì dạy con, chị hãy dõi theo con, khi con vấp ngã thì dang rộng vòng tay. 

– Con là do chị sinh ra nhưng chị đã bỏ qua giai đoạn vàng để cùng con lớn lên, để con thấu hiểu. Giờ chỉ còn dùng chính trái tim của người mẹ để bao dung và chờ đợi chị ạ.

– Chị nên có 1 buổi nói chuyện với con, khi 2 mẹ con đã đủ bình tĩnh. Trước khi nói chuyện chị cũng nên suy nghĩ lại tất cả mọi thứ, không trách con. Quá khứ đã qua và chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. 16 ,17 tuổi cũng là độ tuổi có trách nhiệm với bản thân rồi. Con lựa chọn như thế nào thì con sẽ phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

– Theo em, chị nên dành thời gian cho con gái nhiều hơn, rủ con đi chơi, tâm sự với con, đưa ra những bằng chứng xác đáng cho việc nếu con mà không học thì ra đời sẽ vất vả như nào. Chị hãy làm cho con tin tưởng và luôn coi mẹ là người thân, là bạn bè để tâm sự. Chị cũng có thể nhờ những người bạn thân của con động viên và khuyên nhủ, hoặc anh em cô dì chú bác, ông bà ngoại nói chuyện khéo với con. Con mới học lớp 11 thôi, vẫn còn cơ hội làm lại. Trong quá khứ, chị đã sai nhiều rồi, hãy cứu cuộc đời của con, đừng để 1 phút bốc đồng mà làm hỏng cả cuộc đời bạn ấy.

Nuôi dạy một đứa trẻ cần lắm tình yêu thương, sự ân cần, con thiếu tình thương của cả bố lẫn mẹ nên cả một tuổi thơ không được vỗ về đủ. Chị cần dành nhiều thời gian hơn với con, để lắng nghe con và cho con hiểu mình nhiều hơn. Con không biết ơn chị vì nó thấy đó là nghĩa vụ bố mẹ phải đáp ứng cho con cái. Vì chị đang nhìn con chị với ánh mắt con là kẻ thất bại, kẻ vứt đi trong khi con không có nơi để bày tỏ, để thể hiện cảm xúc nên vậy. Chị cố gắng bình tâm trước rồi quay lại vỗ về chính mình và con nhé, nuôi dưỡng một đứa trẻ cần rất nhiều sự kiên nhẫn.

Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng:

Dân tình động viên người mẹ. (Ảnh minh họa)

Mọi việc đều có nguyên nhân và cái sai của người mẹ là đã “bỏ rơi” con vào thời điểm con cần mẹ nhất

Dẫu vậy không ít netizen nhìn thấy thiếu sót từ người mẹ. Chính việc người mẹ đã bỏ con lại cho ông bà ngoại nuôi, không quan tâm con đủ nên mới dẫn đến những chuyện như vậy. 

Xem thêm  Học sinh vi phạm giao thông sẽ bị xếp loại hạnh kiểm thấp

– Hầu như phụ huynh sẽ nói về bạn nhỏ đó. Thì bây giờ em nói về phía người mẹ nhé. Chị đã đi xuất khẩu lao động, không ở bên con lúc nhỏ để cho ông bà nuôi, con thiếu thốn tình cảm đủ đường. Thì ít nhất hiện tại bản thân chị cũng phải bù đắp cho con chứ. Con cũng chưa bao giờ ép chị phải sinh con ra, thế mà chị lại đòi con phải thương và hiểu cho chị? Đứng vào địa vị của con, con nhìn bạn bè được đầy đủ bố mẹ, điều kiện sung sướng… ai mà không tủi thân? Dẫu biết là ai cũng có quyền được yêu thương và hạnh phúc, nhưng trong hoàn cảnh này, chị vẫn chưa lo được cho con gái được 1 cuộc sống thoải mái để bù đắp những thiếu thốn tình cảm mà trước đấy  con phải gánh chịu. Liệu chị đã thực sự yêu thương con chưa?

Tội nghiệp bạn bé, mọi người cứ mắng bạn bé nhưng mọi người có ai ở trong hoàn cảnh của bạn đó chưa? Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn ấy ở với ông bà làm sao bằng được khi ở với bố mẹ. Giờ nói để bạn ấy ngoan thì khó rồi, chỉ còn cách để bạn ấy tự trải nghiệm cuộc sống thôi. Hai mẹ con ngồi nói chuyện 1 lần với nhau. Mẹ nên xin lỗi chân thành vì đã không ở bên cạnh chăm sóc con, và để con tự quyết định khoảng thời gian sắp tới sẽ làm gì.

– Xét cho cùng thì nguyên nhân từ ban đầu là do chị. Nếu chị đặt bản thân vào vị trí của con, thì chị sẽ hiểu con hơn. Thương con lắm ạ, các con như vậy đã là rất thiệt thòi và đáng thương rồi.

Con cái không ngoan, cha mẹ là người buồn nhất, nhưng thay vì chỉ tập trung vào hành vi của con, phụ huynh cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Có thể sự không ngoan của con không đơn thuần là thái độ chống đối mà là cách con biểu hiện những khó khăn nội tâm mà con chưa biết cách giãi bày. Đôi khi, chính cách ứng xử, kỳ vọng quá mức, hoặc sự thiếu quan tâm từ cha mẹ lại trở thành tác nhân vô hình khiến con cảm thấy áp lực, mất phương hướng.

Xem thêm  2 "phú bà" showbiz Việt: Đều có chồng là đạo diễn "nghìn tỷ", soi đường học vấn mới càng nể bội phần

Để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn và trở nên ngoan hơn, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải trở thành những người đồng hành thay vì chỉ là những người áp đặt. Hãy lắng nghe con nhiều hơn, tìm hiểu cảm xúc và suy nghĩ thật sự của con. Đồng thời, xây dựng một môi trường gia đình ấm áp, nơi con cảm nhận được tình yêu thương và sự an toàn để bộc lộ bản thân. Đừng ngần ngại thừa nhận sai lầm nếu cần, bởi điều đó không chỉ giúp con nhận ra giá trị của sự chân thành mà còn làm gương để con học cách sửa đổi. Chỉ khi có sự thấu hiểu và kết nối, cha mẹ mới thực sự giúp con trưởng thành theo hướng tích cực.



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều