Trứng gà từ lâu đã được xem là một siêu thực phẩm với giá trị dinh dưỡng vượt trội. Có thể kể đến như protein, vitamin D, B12, sắt… và nhiều dưỡng chất khác giúp cơ thể khỏe mạnh.
Một quả trứng có thể cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho ngày dài hoạt động và mang lại nhiều không ít lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn trứng và việc ăn sai cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là 6 kiểu người cần hạn chế hoặc tránh ăn trứng gà để bảo vệ sức khỏe:
1. Người đang sốt cao
Protein trong trứng là protein hoàn chỉnh, có thể phân hủy vào cơ thể để sinh ra nhiều nhiệt hơn, đây gọi là tác dụng động đặc biệt của thức ăn. Hiệu ứng động đặc biệt này có tác dụng lớn nhất của protein và tác dụng tăng lượng calo có thể đạt khoảng 30%. Vì vậy, sau khi người bị sốt ăn trứng, khả năng sinh nhiệt của cơ thể tăng lên và khả năng tản nhiệt giảm đi, giống như “đổ thêm dầu vào lửa”. Càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ.
2. Người mắc bệnh gan, nhất là viêm gan
Trứng gà giàu dinh dưỡng nhưng cũng vì vậy mà khó tiêu, khiến gan phải làm việc nhiều, không phù hợp với người bệnh gan. Ăn nhiều trứng trong thời gian dài có thể khiến gan yếu hơn, làm bệnh viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan tiến triển nặng.
Đặc biệt, bệnh nhân viêm gan nên tránh lòng đỏ trứng. Vì đây là phần chứa nhiều dinh dưỡng, axit béo, và cholesterol – những chất cần gan chuyển hóa, dễ gây áp lực và làm bệnh trầm trọng hơn.
3. Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận, đặc biệt là viêm thận nên tránh trứng càng xa càng tốt. Dù là trứng gà, vịt hay chim chóc… Do khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu. Người thận yếu, mắc các bệnh thận khác tốt nhất cũng không nên ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn trứng.
4. Người đang điều trị bệnh tim mạch
Nghiên cứu từ Đại học Western (Canada) cho thấy, ăn 3 quả trứng mỗi tuần có thể làm dày mảng bám trong động mạch, gây cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ. Những mảng bám này có thể vỡ, tạo cục máu đông gây tắc mạch, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Hàm lượng cholesterol cao trong trứng cũng không tốt cho người mắc xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Do đó, các chuyên gia khuyên ăn trứng vừa phải, và người bệnh tim mạch nên tránh hoàn toàn.
5. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng chưa phát triển đầy đủ, việc ăn trứng – nhất là lòng đỏ trứng quá sớm có thể gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Phụ huynh chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn trứng khi bé đã được 6 tháng tuổi. Hãy bắt đầu với một lượng nhỏ lòng đỏ và tăng dần, đồng thời theo dõi xem bé có biểu hiện dị ứng hay không.
6. Người có cơ địa dị ứng
Một số người bị đau dạ dày, tiêu chảy, hoặc phát ban sau khi ăn trứng do dị ứng với protein trong trứng, thường là lòng trắng. Protein này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở đường tiêu hóa, gây khó chịu và các triệu chứng điển hình.
Dị ứng trứng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khoảng 1,5% trẻ. Tuy nhiên, 80% trẻ thoát khỏi dị ứng khi lên 6 tuổi. Người dị ứng trứng gà cũng nên tránh các loại trứng khác để bảo vệ sức khỏe.
Nguồn và ảnh: The Paper, Family Doctor