Nhắc đến miền Tây là mọi người sẽ nghĩ ngay đến miền sông nước, những ngôi nhà gõ giản dị cùng miệt vườn rợp bóng mát quanh năm. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với câu chuyện thú vị về một biệt thự dát vàng 24K của một vị gia chủ đi lên từ nông dân chân lấm tay bùn. Câu chuyện về căn biệt phủ nguy nga tráng lệ và vị gia chủ đặc biệt này đã nức tiếng khắp vùng.
Biệt thự trắng rộng tới 3.000m2 với nội thất dát vàng 24K , lấy cảm hứng từ bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” của Ấn Độ
Căn biệt thự trắng tinh khôi tọa lạc tại xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, trên một khu đất rộng tới 3000 m2, trong đó diện tích xây nhà là hơn 500m2. Dinh thự được xây vào năm 2019, đến năm 2022 là hoàn thiện.
Biệt thự cao 28m, được xây 4 tầng lầu, gồm: 1 tầng trệt, 1 lửng, 1 tầng lầu và 1 tum. Được biết gia chủ hiện sở hữu một vài dinh thự khác ở TP Hồ Chí Minh, nhưng căn biệt thự này là tâm huyết nhất.
Bức tường thành của dinh thự được thiết kế nguy nga, tráng lệ với những bức phù điêu tinh xảo. Bức tường còn được trang trí bởi những bức tranh đặc biệt, ghi lại những nơi gia chủ từng đặt chân đến.
Bước vào bên trong, trước mắt người xem là một biệt thự trắng với sân vườn rộng thênh thang. Thiết kế bên ngoài ấn tượng với gam màu trắng tinh giản nhưng điểm xuyết những chi tiết điêu khắc, phù điêu thể hiện sự đầu tư của gia chủ.
Bước vào bên trong, người xem thật sự choáng ngợp trước không gian tầng 1 của căn biệt thự. Nổi bật nhất là chiếc cầu thang gỗ, dát vàng 24K . Cầu thang chính giữa sảnh được xây dựng uốn lượn theo phong cách cổ điển, được lấy cảm hứng từ bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” dài 2.248 tập của Ấn Độ. Nội thất gỗ trong biệt thự được làm từ gỗ đỏ của Lào, gia chủ tiết lộ, ước tính cũng phải vài trăm khối gỗ để làm nội thất trong nhà.
Từng chi tiết của chiếc cầu thang dù là nhỏ nhất cũng được dát vàng 24K . Người xem vẫn cảm nhận được nét văn hóa của người miền Tây ẩn hiện trong từng hoa văn trên chiếc cầu thang này.
Cận cảnh chiếc cầu thang cảm hứng từ bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” trong căn biệt thự trắng.
Đi cầu thang lên tầng 2, người xem tiếp tục choáng ngợp với không gian phòng khách, phòng ngủ và gian bếp. Nội thất tầng trên được thiết kế theo phong cách châu Âu hiện đại. Mỗi gian phòng đều có diện tích rất rộng, tạo không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Từ ngày xây căn biệt thự này, khách đến chơi, check in khá nhiều và gia chủ cũng thoải mái để mọi người đến chụp ảnh, tham quan dinh thự của ông.
Nội thất phòng ngủ, phòng khách và gian bếp trong căn biệt thự.
Điểm đặc biệt tiếp theo trong căn biệt thự xa hoa này, chính là phần vòm bên trong mái. Thay vì trang trí phù điêu hay những bức tranh theo văn hóa phương Tây như nhiều dinh thự khác, gia chủ lại cho vẽ một bức tranh kể về cuộc sống và hành trình khởi nghiệp của ông.
Bức tranh trên mái vòm thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Từ thuở còn chân lấm tay bùn cho đến thành công như bây giờ, gia chủ đã gặp nhiều khó khăn, gian nan, câu chuyện được kể lại qua nét vẽ của họa sĩ, và gia chủ cũng không ngại chia sẻ từng mốc thời gian khi ông còn là người nông dân làm ruộng vườn, lấy vợ, làm nhân viên tiếp thị rồi mở xưởng kinh doanh…
Vị đại gia nức tiếng miền Tây xây biệt thự chỉ để ngắm, vẫn thích ở “nhà tranh vách đất” hơn
Căn biệt thự mà mọi người vừa chiêm ngưỡng têm là “đinh thự Lang Truyền”, được ghép từ tên của vợ chồng gia chủ. Vợ chồng ông Lang (sinh năm 1968), hiện đang kinh doanh và sinh sống chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, căn biệt thự này được ông xây dựng trên khu đất ở quê, thỉnh thoảng gia đình ông về quê nghỉ ngơi, thư giãn.
Tuy nhiên có một điều đặc biệt, trên chính mảnh đất 3000m2 này, ngoài căn biệt thự xa hoa với nội thất dát vàng, khuôn viên sân vườn, còn có một căn nhà mái lá đơn sơ nằm ngay ngắn bên cạnh.
Căn nhà lưu giữ tất cả món đồ mà gia đình ông từng sử dụng khi còn khốn khó, như chiếc máy may của vợ ông khi còn làm thợ may, bộ nồi niêu xoong chảo đã cũ mèm, chiếc xe máy cùng ông chinh chiến khắp nẻo đường… Và đặc biệt, mỗi khi về quê, ông không ở trong căn biệt thự xa hoa kia mà lại thích nghỉ ngơi trong căn nhà lá đơn sơ này.
Đoàn Như Phú – kênh Độc Lạ Bình Dương và ông Truyền – chủ nhân căn biệt thự.
Nguồn: Độc Lạ Bình Dương