Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Bất ngờ loạt ‘cá voi’ gom hàng chục tấn vàng, có nước nắm giữ lượng vàng bằng 1 nửa GDP: Mục đích là gì?


Ngân hàng Quốc gia Séc (CNB) từng cho biết rằng mục tiêu của nước này là tăng gấp đôi kho dự trữ vàng lên 100 tấn trong 3 năm tới. Kể từ khi Thống đốc CNB, Ales Michl, nhậm chức vào năm 2022, lượng dự trữ đã tăng gấp 3 lần. Michl cũng là người có quan điểm rằng vàng là loại tài sản ít biến động và không có mối tương quan với cổ phiếu.

Michl không phải là nhà hoạch định chính sách duy nhất muốn mua nhiều vàng hơn. Ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia Đông Âu khác cũng là nhân tố thúc đẩy “cơn sốt” mua vàng, nhằm đa dạng hoá các khoản đầu tư và đặt kỳ vọng vào việc kim loại này sẽ tăng giá.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã tích trữ vàng nhằm phòng ngừa rủi ro trước những cú sốc bên ngoài như một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sắp xảy ra, căng thẳng ở Ukraine và Trung Đông.

Bất ngờ loạt 'cá voi' gom hàng chục tấn vàng, có nước nắm giữ lượng vàng bằng 1 nửa GDP: Mục đích là gì? - Ảnh 2.

Chính quyền Serbia đã chuyển kho dự trữ của họ ở nước ngoài về nước và được bảo vệ nghiêm ngặt ở Belgrade. Các quốc gia Đông Âu trở nên cảnh giác hơn vì lo ngại sẽ gặp nhiều thách thức trước những mâu thuẫn địa chính trị.

Ba Lan, quốc là quốc gia mua vàng nhiều nhất trên toàn cầu trong quý II, theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, Adam Glapinski, cho biết dự trữ vàng và ngoại tệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền kinh tế trước những sự kiện căng thẳng. Nước này đã tăng lượng vàng thỏi nắm giữ lên khoảng 420 tấn tính đến tháng 9, tương đương khoảng 1 nửa lượng dự trữ của Ấn Độ hoặc Nhật Bản.

Xem thêm  Căn hộ vừa túi tiền TT AVIO - Giải pháp nhà ở dành cho khách hàng trẻ

Quay trở lại với Séc, ngân hàng trung ương ở Prague nắm giữ khoảng 150 tỷ USD dự trữ ngoại hối, tương đương gần 1 nửa GDP nước này và là một trong những nước có tỷ lệ dự trữ vàng/GDP cao nhất thế giới. Michl là nhà hoạch định chính sách có quan điểm thúc đẩy việc đa dạng hoá kho dự trữ, ông còn quyết định mua cả cổ phiếu Mỹ.

Trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động, mua vàng là một khoản đầu tư được cho là hiệu quả đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Goldman Sachs từng chỉ ra mua vàng là giao dịch hàng hoá diễn ra sôi nổi nhất năm 2024 và dự đoán giá kim loại này có thể lên tới 3.000 USD/ounce vào tháng 12 năm sau.

Đối với các nhà lãnh đạo Đông Âu, vàng là loại tài sản an toàn vì họ phải duy trì quan điểm trung lập giữa những mối quan hệ phức tạp của phương Tây, Nga và Trung Quốc. Ngân hàng trung ương Hungary đã tăng dự trữ vàng thêm 10% lên 110 tấn trong năm nay. Thủ tướng Viktor Orban của Hungary vẫn có lập trường trung lập với Nga và có mối quan hệ ôn hoà với cả Điện Kremlin và Washington.

Trong khi đó, Thống đốc ngân hàng trung ương Serbia, Jorgovanka Tabakovic, đã giám sát chặt chẽ việc tăng dự trữ vàng thêm gấp 3 lần  lên 48 tấn kể từ khi nhậm chức vào năm 2012. Theo bà, vàng đang tăng giá và có vai trò quan trọng hơn trong thời kỳ toàn thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là khi các cuộc xung đột chính trị xảy ra và lạm phát tăng cao.

Xem thêm  Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Khách hàng đồng loạt bỏ cuộc, 22 lô đất đấu giá bất thành


Tổng hợp





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều