3 loại quả không nên mua
1. Trái cây có bề ngoài khác thường
Hình dạng mỗi loại trái cây thường không theo một quy luật nào cả, đôi khi có một số loại sẽ phát triển to hơn so với hình dáng thông thường. Nhưng nếu bạn nhận thấy quá nhiều quả có bề ngoài dị dạng, khác thường thì nên đặc biệt chú ý.
Hầu hết các loại trái cây bị biến dạng là do thay đổi gen, sắc tố, môi trường trồng trọt… và thậm chí chúng còn có thể chứa chì, thủy ngân. Đó cũng là lý do vì sao bề ngoài của những loại trái cây này to bất thường hơn và thường được người bán rao với mức giá rẻ. Tốt nhất, bạn cần né ngay loại trái cây này chứ đừng cố mua về ăn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.
2. Quả có dấu hiệu thối rữa
Trong quá trình quả hư hỏng, thối rữa, các vitamin tổng hợp có trong quả sẽ bị phá hủy, một lượng lớn vi khuẩn, nấm sẽ xâm nhập và sản sinh ra các chất có hại, gây nguy hiểm cho gan, thận và thậm chí là. sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Ngay cả khi loại bỏ phần thối rữa, phần tưởng như còn nguyên vẹn có thể đã thấm vào nhiều chất độc, nhìn từ bên ngoài khó phát hiện.
Điều đặc biệt đáng chú ý là những vi khuẩn và nấm xâm nhập này có thể chứa aflatoxin – một chất nguy hiểm đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại là chất gây ung thư Loại 1 từ năm 1993. Ngoài tình trạng nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C mãn tính, aflatoxin cũng được coi là một trong những yếu tố gây ung thư gan.
3. Trái cây cắt miếng sẵn
Nhiều người thường thích mua các khay trái cây tươi cắt sẵn bởi sự tiện lợi cũng như giá thành rẻ. Tuy nhiên, ta khó có có thể xác định, liệu những phần trái cây cắt sẵn này là trái cây tươi hay là trái cây có dấu hiệu hỏng, bị thối một phần đã cắt bỏ phần hỏng.
Không chỉ vậy, chúng ta cũng không thể đảm bảo trong quá trình cắt gọt, người bán có đảm bảo vệ sinh trong chế biến như đeo găng tay hay sử dụng dao sạch, bảo quản đúng cách tránh vi khuẩn có hại cho sức khoẻ hay không.
Cùng với đó, trái cây cắt sẵn khi tiếp xúc với không khí có thể tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn phát triển, giảm dưỡng chất có bên trong.
Trong hai trường hợp trái cây vẫn có thể sử dụng
1.Trái cây bị táp/ đóng băng
Tình trạng trái cây bị táp/ bị đóng băng có thể xảy ra sau khi để trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp. Những loại trái cây này khi đó có những vết khác thường do mất nước, oxy hoá … với bề ngoài khá xấu nhưng thực chất chúng vẫn có thể ăn nếu chưa để trong thời gian quá dài và có dấu hiệu thối rữa.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên ăn trái cây khi còn tươi để giữ được hương vị cũng như đảm bảo giá trị dinh dưỡng có bên trong
2. Quả bị sứt
Từ khi quả chín, được thu hoạch và đến tay người tiêu dùng, khó tránh khỏi những va chạm và xảy ra những vết dập, móp, thâm… với những loại quả mỏng vỏ, cùi mềm. Tuy nhiên, đây chỉ là những va chạm chạm vật lý chứ không sinh ra chất độc hại hay ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiêu thụ.
Tuy nhiên, với những loại quả vô tình bị dập do lực tác động, tốt nhất nên ăn càng sớm càng tốt. Nếu nhận ra các dấu hiệu như mùi vị bất thường, mùi rượu thì có thể trái cây đã bị hư hỏng và không nên ăn.
Nguồn: Sohu