Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn?


Cơm có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Việt, đóng vai trò quan trọng đến nỗi bữa ăn được gọi là bữa cơm, hoặc người ta mời nhau đến nhà ăn cơm trong khi thực tế bữa hôm đó có thể không có cơm. Nhắc đến những gì quen thuộc đến mức không thể thiếu, người ta thường ví “như cơm ăn nước uống hằng ngày”.

Mặc dù cuộc sống của người Việt gắn với cơm, chưa chắc mọi người đã biết dùng món này đúng cách hoặc hiểu rõ ảnh hưởng của nó với sức khỏe. Vì vậy, câu hỏi ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn vẫn khiến nhiều người lúng túng, không biết đâu là đáp án đúng.

Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn?

Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể ở từng thời điểm và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu bạn cần bổ sung năng lượng nhanh chóng và dễ tiêu hóa thì cơm nóng sẽ là lựa chọn tốt hơn. Cơm nóng mềm và dễ hấp thụ, giúp cơ thể nhanh chóng nhận được nguồn năng lượng cần thiết. Đây là lựa chọn phù hợp khi bạn cần ăn trong thời gian ngắn hoặc vào các bữa chính trong ngày.

Nhưng nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng và duy trì lượng đường huyết ổn định thì cơm nguội sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Cơm nguội với tinh bột kháng sẽ giúp bạn duy trì cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết.

Xem thêm  Bố định chia tài sản, tôi đòi một mảnh đất thì ông từ chối, tôi liền đưa ra mảnh giấy cam kết khiến cả nhà xáo trộn

Nếu bạn thích chiều theo khẩu vị bằng các món cơm rang, cơm trộn thì nguyên liệu được sử dụng chính là cơm nguội, nếu dùng cơm nóng thì món ăn sẽ không ngon bằng. Tuy nhiên, đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hay bị đầy bụng khó tiêu, cơm nguội sẽ không tốt bằng cơm nóng.

Khi ăn cơm nguội, mọi người nên nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn?- Ảnh 1.

Ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn? (Ảnh: Delish)

Như vậy, cả hai loại cơm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc ăn cơm nóng hay cơm nguội tốt hơn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, sở thích ẩm thực thói quen ăn uống và tình trạng sức khỏe của từng người trong từng thời điểm cụ thể.

Bất kể là cơm nóng hay cơm nguội, điều quan trọng là phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản cơm đúng cách và sử dụng với lượng vừa phải để giữ gìn sức khỏe.

Cách ăn cơm nguội an toàn

Nếu bạn thích ăn cơm nguội hoặc muốn tận dụng cơm thừa, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn:

Bảo quản đúng cách : Sau khi cơm nguội hẳn, bạn nên cho vào hộp kín và đặt ngay trong tủ lạnh. Tránh để cơm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ vì đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Xem thêm  Đi ngang phòng bố chồng lúc 10h đêm, nhìn thấy 1 cảnh tượng đau đớn về không dám nói với ai

Hâm nóng trước khi ăn : Khi dùng lại cơm nguội, hãy hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc hấp cách thủy để tiêu diệt vi khuẩn.

Không để cơm nguội quá lâu : Cơm thừa chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ; khi thấy có mùi lạ hoặc dấu hiệu mốc, hãy bỏ đi ngay. Nếu muốn bảo quản lâu, bạn cần cấp đông cơm.

Chế biến lại khi ăn : Việc dùng cơm nguội để làm các món như cơm chiên, cơm trộn sẽ giúp tăng hương vị và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Ăn cơm nhiều có hại gì?

Thời xưa khi đất nước còn nghèo, thành phần bữa ăn còn đơn điệu, thiếu thịt cá, mọi người phải ăn nhiều cơm để có đủ năng lượng, do đó câu hỏi “cháu ăn được mấy bát cơm” trở thành tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay khi hầu hết các gia đình đã có đủ điều kiện thiết kế bữa ăn cân đối về thành phần dinh dưỡng, cần giới hạn lượng cơm vừa đủ, không phải cứ ăn càng nhiều cơm càng tốt.

Việc ăn nhiều cơm hay các món từ tinh bột khác sẽ đem đến những tác hại sau:

Tăng nguy cơ tiểu đường: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen sử dụng nhiều cơm trắng tại các quốc gia châu Á là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Nếu bạn lười vận động, nguy cơ này càng cao.

Xem thêm  Cầm 152 triệu đồng mua đứt căn nhà hai tầng ở quốc gia giàu có thuộc G7, người đàn ông khuyên chân tình: ‘Đừng đổ xô mua chỉ vì giá rẻ’

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc về tác hại của việc ăn nhiều cơm trắng cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên dùng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa (bao gồm tiểu đường) cao hơn so với nhóm đối tượng khác. Người ăn nhiều cơm trắng còn có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lipid máu.

Tăng cân, béo phì: Sử dụng quá nhiều cơm trắng cũng khiến bạn dư thừa năng lượng có thể gây nên chứng béo phì.

Rối loạn tâm lý, thường xuyên cáu gắt: Khi ăn quá nhiều cơm, cơ thể bạn tiết ra nhiều hormone insulin hơn để ổn định đường huyết. Lượng insulin quá cao trong máu sẽ khiến bạn dễ cáu gắt, thậm chí là không kiểm soát được hành động của mình, một số trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm lý nghiêm trọng.

Luôn có cảm giác thèm ăn: Cho dù nguồn năng lượng do cơm trắng cung cấp cho cơ thể đã dư thừa, nếu không ăn đầy đủ các nhóm chất thì bạn vẫn có thể luôn cảm thấy thèm ăn, khó kiểm soát  cân nặng.





Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều