Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Nhà tuyển dụng nữ: “Cái gì càng phơi nắng càng ướt?”, chàng trai đáp 1 chữ và được gọi đi làm ngay ngày hôm sau


Trước đây, nhà tuyển dụng thường thích hỏi những câu hỏi mang tính chuyên môn để kiểm tra xem ứng viên có kiến thức chuyên ngành vững vàng hay không. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thời đại, hiện nay, các nhà tuyển dụng lại thích đưa ra những câu hỏi kỳ lạ để đánh giá khả năng phản ứng linh hoạt và tư duy sáng tạo của ứng viên.

Tiểu Trương là một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học. Do thiếu kinh nghiệm, anh thường xuyên bị lúng túng trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong những lần phỏng vấn đầu tiên, dẫn đến việc bị loại. Nhưng nhờ trải qua nhiều lần phỏng vấn, anh dần dần hiểu được những “mánh khóe” của nhà tuyển dụng: họ thường đưa ra những câu hỏi tưởng như đơn giản hoặc không có đáp án để kiểm tra năng lực tổng hợp của ứng viên.

Gần đây, anh nhận được lời mời tham gia phỏng vấn tại một công ty kinh doanh. Lần này, anh đã chuẩn bị rất kỹ ở nhà. Khi đến nơi, Tiểu Trương nhận thấy đã có hai ứng viên khác đang chờ. Sau khi trò chuyện, anh biết cả hai đều là Thạc sĩ, điều này khiến anh cảm thấy áp lực hơn.

May mắn thay, chưa kịp suy nghĩ nhiều, người phụ trách phỏng vấn đã xuất hiện. Đó là một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, tóc ngắn, phong thái trông rất chuyên nghiệp và mạnh mẽ.

Xem thêm  "Nhờ chọn trường kiểu này mà con tôi nhàn nhã, thoải mái ăn chơi": Quan điểm của phụ huynh TPHCM thổi bùng tranh cãi

Không mất nhiều thời gian chào hỏi, sau khi tìm hiểu sơ qua thông tin cơ bản của ba ứng viên, cô đưa ra câu hỏi: “Cái gì càng phơi nắng càng ướt?” và chỉ cho họ 10 giây để suy nghĩ.

Nhà tuyển dụng nữ:

Ảnh minh họa

Nghe xong câu hỏi, ứng viên đầu tiên cảm thấy thật vô lý. Anh ta nghĩ trên đời làm gì có thứ như vậy, cảm thấy mình đang bị trêu đùa. Vì vậy, anh ta tức giận nói: “Cái gì càng phơi nắng càng ướt? Câu hỏi này chẳng liên quan gì đến chuyên ngành của tôi. Tôi đâu phải là nhà ảo thuật, tôi từ chối trả lời câu hỏi phi lý như thế”.

Nói xong, anh rời khỏi phòng phỏng vấn. Nữ phỏng vấn viên không tức giận, chỉ lắc đầu tiếc nuối rồi mời ứng viên tiếp theo vào.

Người thứ hai nghe câu hỏi cũng rất bối rối. Tuy nhiên, vì tôn trọng, anh ta trả lời một cách thành thật: “Cái gì càng phơi nắng càng ướt? Thực sự xin lỗi, tôi nghĩ là không có thứ này trong thực tế. Có phải chị đã nhầm câu hỏi không ạ?”.

Nữ phỏng vấn viên không nói gì thêm, chỉ bảo anh ta về chờ kết quả.

Cuối cùng, đến lượt Tiểu Trương. Sau 5 giây suy nghĩ, anh trả lời: “Cái gì càng phơi nắng càng ướt? Đơn giản thôi, đó là đá. Khi gặp nhiệt độ cao, đá sẽ tan chảy thành nước, nên càng phơi nắng càng ướt”.

Xem thêm  Một lớp ở Hà Nội thu 800.000 đồng/học sinh để tổ chức văn nghệ mừng Xuân, Hiệu trưởng nói gì?

Nghe xong, người phỏng vấn nhìn anh bằng ánh mắt tán thưởng. Sau một lúc suy nghĩ ngắn, cô đã quyết định nhận Tiểu Trương vào làm.

Nhà tuyển dụng nữ:

Ảnh minh họa

Câu chuyện của Tiểu Trương có thể giúp chúng ta rút ra một số bài học như sau:

1. Sự tự tin và sáng tạo là chìa khóa thành công

Tiểu Trương đã không để áp lực và sự bất thường của câu hỏi làm mình mất bình tĩnh. Thay vào đó, anh suy nghĩ sáng tạo và đưa ra một câu trả lời thông minh. Trong cuộc sống cũng như công việc, khả năng thích nghi với những tình huống bất ngờ là vô cùng quan trọng.

2. Thái độ là yếu tố quyết định

Ứng viên đầu tiên mất bình tĩnh và bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp, trong khi ứng viên thứ hai tỏ ra thụ động và không cố gắng tìm giải pháp. Thái độ cầu thị và sẵn sàng đối mặt với thử thách luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

3. Câu hỏi bất ngờ không chỉ để kiểm tra kiến thức

Nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi tưởng như “phi lý” để kiểm tra sự linh hoạt, khả năng tư duy và phản ứng của ứng viên. Thay vì lo lắng về tính đúng sai tuyệt đối, điều quan trọng là cách ứng viên thể hiện năng lực phân tích và tinh thần sẵn sàng đối mặt với vấn đề.

Xem thêm  3 kiểu phụ huynh này thật sự là "nỗi ám ảnh" của giáo viên mầm non, chỉ là các cô không nói ra mà thôi!

4. Không phải lúc nào kiến thức chuyên môn cũng là yếu tố tiên quyết

Dù không sở hữu bằng cấp cao như hai ứng viên còn lại, Tiểu Trương vẫn được chọn nhờ khả năng ứng biến và tư duy sáng tạo. Đây là minh chứng rõ ràng rằng sự thành công không chỉ dựa vào trình độ học vấn, mà còn nằm ở kỹ năng mềm và sự linh hoạt trong cuộc sống.



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều