Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự “lead” 200 người để làm show


Bên cạnh tập trung cho học tập, các gia đình hiện nay cũng quan tâm đến khía cạnh nghệ thuật ở con cái. Khi thấy con có năng khiếu nghệ thuật, họ đều tạo mọi cơ hội để  cho con học thêm học nếm các môn liên quan đến nghệ thuật như: piano, múa, hát… Vậy nên, nhiều gia đình nhân cơ hội này cũng có khả năng khai thác nhiều khía cạnh hơn ở con.

Đơn cử như câu chuyện của nữ sinh Bùi Khánh An (lớp 12A, trường Liên cấp Song ngữ SenTia) dưới đây. Bén duyên với âm nhạc từ khi 3 tuổi, những trải nghiệm đầu đời về âm nhạc của Khánh An là những ngày học tập đầy gian nan và thử thách. Nữ sinh đã từng rất cực nhọc để có thể đánh được được một bản nhạc hoàn chỉnh bằng piano. Để giờ đây, nữ sinh đã bắt đầu có những “trái ngọt” đầu tiên ở tuổi 18.

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự

Chân dung nữ sinh Khánh An.

Tiếp xúc với nghệ thuật từ 18 tháng tuổi 

Được gia đình định hướng theo con đường nghệ thuật nên từ khi còn rất nhỏ, cụ thể là năm 18 tháng tuổi Khánh An đã được tiếp xúc với nghệ thuật. Những nốt nhạc đầu tiên mà Khánh An tự tay mình tạo ra là từ chiếc đàn piano, và kể từ sau này, piano chính là “người bạn” đồng hành cùng nữ sinh. 

Ở tuổi ăn tuổi chơi vô lo vô nghĩ, khi được bố mẹ cho học piano, Khánh An lại coi đó là “sự ép buộc”. Lúc đầu, dù cố gắng lắm nhưng Khánh An vẫn không tìm được giao điểm chung giữa mình và piano, thậm chí cô bạn còn nghĩ mình không có năng khiếu nghệ thuật.

Xem thêm  Từng là "đối thủ" đáng gờm, hai nàng Hậu này đều quyết định rời showbiz, tập trung học hành: Cuộc sống hiện tại giống nhau ở 1 điểm

“Lúc đó, bố mẹ mình nhận thấy được rất nhiều lợi ích nếu mình thuần thục piano, nhưng hồi đó còn quá nhỏ, nên mình không hiểu và bắt đầu sinh ra cảm giác chán nản”, cô bạn chia sẻ.

Học đàn từ năm 3 tuổi, nhưng phải đến tận năm 13 tuổi tức 10 năm sau, tình yêu với piano nói riêng và nghệ thuật nói chung trong Khánh An mới bắt đầu nảy nở. Được biết, niềm đam mê nghệ thuật được thổi bùng lên khi cô bắt đầu với các vai diễn trong vở nhạc kịch Alice in Wonderland do một cách tình cờ nhờ bố mẹ thúc đẩy đăng ký casting. 

“Nhạc kịch cho mình thấy được một môi trường nghệ thuật giáo dục âm nhạc toàn diện. Hát, múa, nhảy và diễn xuất đều có. Đó là cả một thế giới khác. Sau này khi nhận được vai diễn khó hơn, mình cảm thấy rất tự hào. Mình đã dành rất nhiều thời gian để luyện tập cả về vũ đạo, diễn xuất, và giọng hát. Thật may mắn là khi mà đến buổi biểu diễn diễn thì mọi thứ cũng có vẻ khá suôn sẻ. Kể từ đó mình cũng yêu thích nhạc kịch hơn. Có thời điểm mình đã xem 11 vở nhạc kịch trong vòng một tuần. Từ tâm thế bị động, đăng ký cho vui mình chuyển sang việc tích cực tìm kiếm các hoạt động nhạc kịch để casting”.

Sau đó, cô Bạn Khánh An đã tham gia nhiều vở nhạc kịch lớn khác với các vai trò, vị trí khác nhau như: vai chính trong vở Mr. Stringer của The Witches Musical;  vở nhạc kịch Les Miserable – Những người khốn khổ (nhà hát vũ kịch VNOB); nhạc kịch Broadway Shrek The musical ở Nhà Hát Lớn.

Xem thêm  Bà mẹ vỡ òa cảm xúc với 2 ly sữa và lời nhắn trong tủ lạnh của con gái 10 tuổi dành cho bố mẹ

Lúc này, cô bạn mới cảm nhận được niềm đam mê của bản thân với nghệ thuật. Nhìn lại quãng thời gian đã qua, cô bạn cảm thấy không hề lãng phí tập trung học tập. “Piano nói riêng chính là nền tảng cho nhiều thứ sau để mình làm được những điều tuyệt vời sau này”, Khánh An cho biết. 

Vậy những điều “tuyệt vời” nữ sinh nói là gì?

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự

Khánh An được bố mẹ cho học Piano từ nhỏ.

1 ngày có thể sáng tạc 1 bài hát, sở hữu kho tàng âm nhạc đồ sộ

Với kiến thức piano mà bản thân sở hữu, cùng với đó là thiên phú nghệ thuật, nó giúp Khánh An dễ dàng hơn trong việc phát triển năng lực nghệ thuật toàn diện. Đặc biệt, nó còn giúp Gen Z rất nhiều trong việc sáng tác nhạc – một niềm đam mê của cô bạn.

Tính đến thời điểm hiện tại, Khánh An đã sở hữu cho mình một kho tàng nhạc khổng lồ với hơn 100 bài do cô bạn tự mình sáng tác. Lúc mới bắt đầu bắt tay vào sáng tác, Khánh An mất khoảng 1 tuần mới xong 1 bài, nhiều khi cô bạn còn rơi vào tâm lý “thích thì làm không thích thì bỏ dở”, khiến những bài hát do cô bạn sáng tác khá rời rạc.

Sau này khi quen hơn, mỗi khi bắt tay vào sáng tạo, ý tưởng cứ chảy liên tục trong đầu của Khánh An. Nên mỗi lần tìm thấy được cảm hứng là cô bạn lại đặt bút xuống sáng tác, và thường chỉ mất khoảng 1 tiếng cho 1 bài. Chưa hết, Gen Z còn sáng tác đủ thể loại khác nhau từ nhạc rap chất chơi cho đến những bản tình ca ngọt ngào.

Xem thêm  5 thứ người EQ cao không bao giờ mang đến nhà người khác

“Khi sáng tác nhạc rap, mình thường viết về những điều thật nhất ở bản thân mình, ngay kể cả những điểm chưa tốt. Còn khi chắp bút cho những bài hát về tình yêu, mình thường sáng tạo vô biên vì đối với mình, tình yêu là nguồn sống, là những cảm xúc khiến mỗi người chúng ta cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ nhất”, nữ sinh chia sẻ. 

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự

Khánh An có năng khiếu nghệ thuật.

Để có nền tảng về nghệ thuật, ngoài được tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ, một phần nữa là vì cô bạn là học sinh chuyên ban nghệ thuật của trường SenTia. Tại đây, cô bạn được học những kiến thức về âm nhạc như một “sinh viên trường Nhạc viện thực thụ”.

“Những kiến thức mình học ở trường chính là nền cho tương lai và cho các cái hoạt động của mình sau này, cụ thể hơn là nhờ có bộ môn Sáng tác đã chấp cánh cho tinh thần nghệ thuật của mình và cho mình nguồn cảm hứng để sáng tác được hơn 100 bài hát đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra trường còn tạo cơ hội để mình và các bạn thể hiện bản thân thông qua những chương trình nghệ thuật lớn hoặc những showcase được tổ chức thường niên”, nữ sinh nói.

Trải qua một hành trình đầy thử thách, Khánh An nhận ra bài học rằng “sự kiên trì sẽ giúp mình trở nên hoàn hảo hơn so với ngày hôm qua. Nếu không đủ kiên trì cho dù năng khiếu, đam mê cũng trở nên vô nghĩa, bạn sẽ trở nên mông lung, hoang mang khi không chạm đến mục tiêu, không biết đâu là đích đến”.

Tự tổ chức show âm nhạc, lead một “tổ độ” 200 người “ngon ơ”

Một điều không thể chối cãi đó chính là Khánh An là một cô nàng “đa – zi – năng”. Không chỉ có nền tảng tốt về đàn, hát rồi sáng tạo, mà cô bạn còn có cảm quan về sân khấu tốt và khả năng tổ chức, điều phối và quản lý một team cực đỉnh.

Trong đó phải kể đến việc Khánh An thành lập CLB âm nhạc Glee tại ngôi trường nơi cô đang theo học, với mong muốn tạo ra một cộng đồng học tập âm nhạc tích cực cho các học sinh ở trường.

“Động lực lớn nhất thúc đẩy mình thành lập CLB là vì từ cấp 2 đam mê đã có sẵn trong người mình nhưng môi trường, điều kiện xung quanh chưa cho phép. Mình muốn là sẽ có thể tạo một môi trường hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp hơn, giúp cho các bạn học sinh chuyên và không chuyên cơ hội để thử sức về các môn âm nhạc và đi diễn ở các sân khấu lớn nhỏ”, An nói.

CLB mới triển khai được 1 năm nhưng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Khánh An cùng “tổ đội” của mình đã có concert riêng, được mời đi diễn, cũng có podcast riêng và sắp tới vào tháng 1, các bạn sẽ kết hợp với CLB nhạc kịch tại của Đại học Kinh tế Quốc dân để làm 1 chương trình lớn.

Đáng nói, lợi nhuận từ các buổi biểu diễn CLB do An khởi xướng đều dành để gây quỹ để hỗ trợ cho những bạn trẻ thiếu may mắn ở các vùng cao. An cũng khởi xướng quỹ âm nhạc, để xây dựng và nuôi dưỡng môi trường âm nhạc, giúp các bạn trẻ có thêm điều kiện để phát triển năng khiếu âm nhạc như cách mà An được nuôi dưỡng tại ngôi trường mà cô đang học.

“Tháng 1/2025, chúng mình sẽ tổ chức 1 show. Số tiền lợi nhuận thu được tại show này, chúng mình thu được sẽ dành ra để mua áo ấm cho trẻ em vùng cao”, nữ sinh chia sẻ.

Nhìn thì có vẻ hào nhoáng, nhưng khi bắt tay vào làm show, Khánh An đối diện với vô vàn nỗi lo, trong đó có việc tổ chức chương trình thất bại. Nhưng may mắn, nữ sinh có các cộng sự tài năng ở phía sau luôn sẵn sàng hỗ trợ. Nếu một mình Khánh An tự đứng ra làm mọi thứ, cô bạn thừa nhận “khó mà thành công” được. An giống như một người “đầu tầu”, đứng ra để kết nối các bộ phận, các thành viên BTC lại với nhau.

“Lúc mới đầu mình sợ thất bại lắm chứ. Đáng nhớ nhất là mình từng lead một show mà có đến 200 staff ở đủ phòng ban từ hóa trang, sân khấu… Đó còn chưa kể đến việc mình phải phối tổng cộng 20 bài hát cho chương trình. Với ngần ấy người, ngần ấy đường dây, mình lo chỉ cần một quyết định sai của ‘người đầu tàu’ là ảnh hưởng đến chương trình.

May mắn là mình có những công sự tài giỏi và nhiệt huyết, cùng với đó là những nền tảng nghệ thuật, những kinh nghiệm mình đã tích lũy được nên mình biết chác phối hợp các đường dây trong một show dễ dàng hơn”, Gen Z chia sẻ.

Với An, cô bạn muốn dùng âm nhạc để đánh thức trái tim của mọi người. Âm nhạc không chỉ là đam mê, hay biểu diễn mà nó còn là để truyền tải cảm hứng cho cộng đồng và khi đó thành quả sẽ đến, đó có thể là tiền bạc hay là việc có thể giúp cho cộng đồng một cách sâu sắc hơn.

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự

Khánh An tự tổ chức show âm nhạc.

Lo lắng sẽ khó tìm được việc sau khi tốt nghiệp

Cô bạn tin rằng bên cạnh việc học sâu về âm nhạc, môi trường học tập toàn diện là rất quan trọng. Không chỉ học sâu về âm nhạc, cô còn rất tích cực trong các môn học khác và tham gia đầy đủ các hoạt động thể chất như CLB bóng đá nữ, bóng rổ và bóng đá của trường.

Quay lại với lựa chọn thể loại nhạc kịch để bắt đầu hành trình âm nhạc của mình, An trả lời rằng ban đầu là vì yêu thích, nhưng sau đó cô nhận ra rằng nhạc kịch là nơi mà cô phô diễn được rất nhiều năng khiếu về nghệ thuật – từ ca hát, diễn xuất, cho đến nhảy múa và sản xuất. Vậy nên, trong kỳ apply học bổng vừa qua, Gen Z đã ứng tuyển vào khoa nhạc kịch vào nhiều trường ở Mỹ.

Dù đam mê là vậy, nhưng Khánh An vẫn đau đáu một nỗi lo khi theo đuổi ngành nghệ thuật, và cụ thể là ngành nhạc kịch đó chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Trong nhiều bảng thống kê việc làm ở kể ở Việt Nam hay nước ngoài, thì các ngành liên quan đến nghệ thuật đều được xếp vào nhóm “kén” việc làm. Ở Việt Nam, nhạc kịch là một ngành mới, nên sau khi đi du học ngành này về, Khánh An sợ khó tìm kiếm việc làm. Ngay kể cả ở lại bên Mỹ làm việc, chính cô bạn cũng sợ rằng cũng không thể cạnh tranh được với những bạn trẻ người “bản địa” – những người lớn lên cùng nhạc kịch và coi nhạc kịch là một phần của văn hóa. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn coi đây là cơ hội để Khánh An chứng minh được khả năng của bản thân.

Mới đây nhất, nữ sinh đã nhận thông báo trúng tuyển vào một số trường đại học bên Mỹ. Khánh An sẽ theo học song ngành Nhạc kịch và Quản lý kinh tế tại trường Augustana College (Mỹ) về chuyên ngành nhạc kịch thì không phải nói quá nhiều vì đây là đam mê của Khánh An, còn chuyên ngành Quản lý kinh tế, nữ sinh muốn hiểu hơn về quy trình quản lý một chương trình nghệ thuật sẽ diễn ra như thế nào, chứ không chỉ dừng lại ở ca, múa, nhạc.

Về lời khuyên cho các bạn bè đồng trang lứa muốn theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật, Khánh An chia sẻ nghệ thuật là lĩnh vực rất dễ gây mất kiên nhất, bởi bạn không thể nhìn thấy thành quả ngay lập tức trong ngày một ngày hai, mà cần thời gian “ngấm” rất dài.

“Mình từng mất 10 năm để đánh được piano, nên các bạn học 2-3 tháng nếu không thấy kết quả thì cũng đừng quá lo lắng. Chúng ta phải cố gắng tìm tòi học hỏi, hãy luôn luôn mang trong mình tư duy rằng những kiến thức mà bản thân sở hữu là rất ít so với ngoài kia, để ép bản thân không ngừng học hỏi”.

Trong tương lai, Khánh An mong muốn được làm công việc đúng theo những gì mà bạn sẽ học trong tương lai, sau đó sẽ quay về Việt Nam để giúp nền âm nhạc nước nhà phát triển và vươn xa.

Ảnh: NVCC

Gen Z có khả năng sáng tác nhạc ngang nhạc sĩ trúng tuyển ĐH top đầu Mỹ ngành nghệ thuật, từng tự

 



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều