Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Thế nào là đốt vàng mã đúng cách?


Đốt vàng mã là một phong tục truyền thống tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tục này xuất xứ từ Trung Quốc, ban đầu là một giải pháp thay thế cho tục tuẫn táng vô nhân đạo. Thay vì chôn theo người chết tỳ thiếp, kẻ hầu người hạ, người ta chôn tượng gỗ, hình nhân bằng cỏ và rồi dần dần hình cắt giấy được thay thế. Những đồ vật quý giá, tiền, vàng chôn theo người chết cũng được thay bằng giấy.

Ở Việt Nam, vàng mã là lễ vật để dâng lên thần linh, tổ tiên và người thân đã khuất nhằm bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính, hiếu thảo cũng như sự quan tâm chăm sóc. Việc đốt vàng mã vốn là nghi thức mang tính tượng trưng, nhưng càng ngày càng bị lạm dụng và biến tướng khi người ta quá coi trọng số lượng và kích thước, cho rằng phải đốt thật nhiều, đồ vật thật lớn thì mới được ơn trên phù hộ, ban cho nhiều phúc lộc.

Thế nào là đốt vàng mã đúng cách?

Tháng Chạp và tháng Giêng là khoảng thời gian người dân đốt vàng mã nhiều nhất. Với quan niệm trần sao âm vậy, người ta đốt cho thân nhân, thần thánh không chỉ tiền, vàng hay trang phục mà dâng lên gần như toàn bộ những đồ dùng, tiện nghi như nhà cửa, xe cộ, điện thoại…

Khối lượng lớn đồ giấy bị đốt gây lãng phí lớn tiền bạc và tài nguyên, gây ô nhiễm không khí, tăng nguy cơ cháy nổ.

Xem thêm  Chồng xách túi lớn túi nhỏ biếu Tết sếp nhưng bố mẹ vợ không được hộp bánh

Nên đốt vàng mã đúng cách để đảm bảo an toàn và tránh gây hại môi trường. (Ảnh: Minh Đức)

Vậy thế nào là đốt vàng mã đúng cách để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường?

Giới hạn số lượng vàng mã

Vàng mã được đốt để bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ tổ tiên, đây là nghi thức tượng trưng, không cần quá niều hay quá cầu kỳ. Tránh chạy theo tâm lý “càng nhiều càng tốt, càng to càng tốt”, vì vàng mã bị đốt sẽ làm tăng lượng khí thải độc hại (như CO2, SO2) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và gây ô nhiễm không khí.

Chọn loại vàng mã phù hợp

Chỉ nên sử dụng những sản phẩm vàng mã được thiết kế đơn giản, mang ý nghĩa tượng trưng. Ưu tiên chọn loại vàng mã làm từ giấy tái chế, thân thiện với môi trường. Hạn chế sử dụng các loại vàng mã quá lớn hoặc gây khó khăn khi đốt. Không nên đốt các loại vật phẩm chứa nhựa, kim loại, hoặc hóa chất độc hại.

Đốt vàng mã đúng nơi quy định

Đốt vàng mã đúng cách là đốt ở nơi thoáng, tránh gần các vật dễ cháy như cây cối, nhà cửa hay đường dây điện… Nên sử dụng thùng đốt chuyên dụng hoặc lò đốt vàng mã được làm từ các vật liệu không cháy như kim loại, sành, sứ, bê tông… để tránh nguy cơ cháy lan. Tuyệt đối không đốt vàng mã trong nhà hoặc nơi có vật liệu dễ cháy.

Xem thêm  Diễn viên phim Sex and the City tuổi U60 vẫn có làn da căng mướt đáng ngưỡng mộ nhờ KHÔNG uống loại nước này

Thời điểm đốt vàng mã

Bạn nên đốt vàng mã vào ban ngày và thời điểm lặng gió để kiểm soát lửa tốt hơn, giảm thiểu rủi ro cháy lan.

Tuân thủ các biện pháp an toàn

Đốt vàng mã đúng cách là phải chuẩn bị sẵn nước hoặc bình chữa cháy phòng ngừa sự cố; giữ khoảng cách an toàn và trông coi lửa trong suốt quá trình đốt vàng mã. Sau khi đốt vàng mã, cần xử lý tàn tro cẩn thận, không để phát tán ra môi trường.

Thực hiện phong tục này một cách tiết chế, hợp lý, bạn sẽ duy trì được ý nghĩa tốt đẹp của nó mà không gây tác động tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường và sự an toàn cho cộng đồng.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều