Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Một sản vật giành giải “ngon nhất thế giới”, người Campuchia nói “đây là niềm tự hào dân tộc”


Hồi tháng 11/2024, gạo Malys Angkor của Campuchia đã được trao giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2024 . Kết quả được công bố tại Hội nghị Lúa gạo Thế giới ở Manila, Philippines.

Ông Chan Sokheang, Chủ tịch Liên đoàn Lúa gạo Campuchia mới đây trả lời Đài ABC (Úc) cho biết Malys Angkor nổi tiếng với hương thơm, hạt mềm và vị ngọt dịu nhẹ. Ông Chan cho rằng, điều này giúp gạo Campuchia giành chiến thắng trước các đối thủ từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.

Ông cho biết gạo là lương thực phổ biến của cả Campuchia và thế giới. “Đây là niềm tự hào của dân tộc chúng tôi. Chúng tôi muốn chia sẻ loại gạo ngon nhất với mọi người trên khắp thế giới”, Chủ tịch Liên đoàn Lúa gạo Campuchia nói.

Ông Chan Sokheang nói tiếp: “Đây không chỉ là vấn đề ẩm thực, mà còn là văn hóa, tình yêu mà người nông dân Campuchia muốn chia sẻ (với mọi người – PV)”.

Gạo Malys Angkor của Campuchia đã được trao giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2024.

Yean Sreyyann, Chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp tỉnh Battambang (Campuchia), nói: “Gạo không chỉ là sản phẩm chất lượng cao mà còn đại diện cho văn hóa và niềm tự hào của chúng tôi, đoàn kết người Campuchia qua nhiều thế hệ và vùng miền”.

Malys Angkor là sản phẩm gạo độc đáo tận dụng phương pháp canh tác truyền thống từ nhiều thế hệ nông dân Campuchia. Loại lúa này chỉ có thể trồng một lần một năm vào mùa mưa, trong khi các giống lúa khác có thể trồng nhiều vụ trong năm.

Xem thêm  Trồng loại cây được coi như “quốc bảo” của Việt Nam, nông dân có thể thu 32 tỷ đồng/ ha

Ông Sokheang cho biết: “Khi trồng loại lúa này, nông dân cần khoảng 5 đến 6 tháng so với các loại cây trồng khác thường mất khoảng ba tháng. Trong thời gian này, vì có đủ mưa nên mưa sẽ rửa trôi hết các loại bệnh tật này”.

Nông dân phải rất kiên nhẫn và tận tâm để sản xuất ra loại gạo hảo hạng, nhưng điều đó cũng mang lại niềm vui cho người sản xuất.

Bà Sreyyann nói: “Đây không chỉ là vấn đề ẩm thực, mà còn là nền văn hóa mà chúng tôi đang sống cùng trong suốt hàng nghìn năm lịch sử”. Bà cũng cho biết hương thơm và kết cấu của hạt cơm rất tuyệt vời – cách thưởng thức cơm yêu thích của bà là kết hợp với cà ri amok truyền thống của Campuchia.

Hành trình vươn lên vị thế nổi bật trong ngành lúa gạo của Campuchia bắt đầu với giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” đầu tiên vào năm 2012. “Trong thời gian đó, sản lượng gạo của chúng tôi chỉ đạt khoảng 8 hoặc 9 triệu tấn”, ông Sokheang cho biết.

Malys Angkor là sản phẩm gạo độc đáo tận dụng phương pháp canh tác truyền thống từ nhiều thế hệ nông dân Campuchia.

Năm 2024, sản lượng gạo của chúng tôi đã đạt 13 triệu tấn ”, Chủ tịch Liên đoàn Lúa gạo Campuchia nêu số liệu ấn tượng.

Điều này là do ngày càng có nhiều nông dân chuyển sang sản xuất thương mại, trong khi trước đây, một số người chỉ làm ruộng để có gạo ăn.

Xem thêm  Sau 1 tháng báo khó, nhận tối hậu thư từ Thủ tướng, dự án lớn nhất Việt Nam nhận chỉ đạo nóng: 7.000 người và 3.000 thiết bị công nghệ tức tốc chạy đua

Sản lượng tăng đúng vào lúc nhu cầu về gạo Campuchia trên toàn cầu tăng vọt, đặc biệt là sau khi được quốc tế công nhận.

Ông Sokheang cho biết: “Chúng ta có thể thấy nhu cầu lớn từ phía châu Âu, châu Mỹ, tôi nghĩ Úc năm nay cũng tăng lên”.

Campuchia thu hơn 400 triệu USD nhờ xuất khẩu gạo

Nhìn về tương lai, Campuchia hy vọng tăng lượng xuất khẩu và khám phá các thị trường quốc tế mới. Bà Sreyyann cho biết điều này không chỉ có lợi cho những người trong ngành nông nghiệp mà còn cho cả đất nước.

Chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp tỉnh Battambang cho biết: “Sự gia tăng lợi nhuận cũng góp phần cải thiện môi trường xã hội và nền kinh tế của chúng tôi”.

Nhưng bất chấp sự thành công, ngành lúa gạo vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu là do biến đổi khí hậu.

Campuchia có tăng trưởng xuất khẩu gạo ấn tượng.

Bà Sreyyann cho biết: “Biến đổi khí hậu đang gây ra… mất năng suất, đặc biệt là trong mùa khô khi chúng tôi không có đủ nước”.

Để giải quyết những thách thức này, Campuchia đang đầu tư vào các kỹ thuật canh tác hiện đại và các biện pháp thân thiện với môi trường.

Hồi tháng 12/2024, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) dẫn báo cáo của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) cho biết: Trong 11 tháng đầu 2024, Campuchia đã xuất khẩu 575.562 tấn gạo xay xát, đạt tổng doanh thu 413,9 triệu USD .

Xem thêm  Buồn của nền kinh tế giàu thứ 2 châu Âu: Hơn 1/3 người dân muốn rời đất nước vì không kham nổi giá nhà, hàng chục nghìn người vô gia cư vì thiếu hơn 5 vạn nhà ở

Bản tin cho biết trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2024, 55 công ty đã vận chuyển gạo xay xát đến 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cho biết thêm rằng Trung Quốc vẫn là một trong những nước mua hàng chính.

Cũng theo Tân Hoa Xã, Vương quốc Campuchia đã xuất khẩu 109.448 tấn gạo xay xát sang Trung Quốc trong giai đoạn trên, thu về 70 triệu USD.

Tổng thư ký CRF Lun Yeng cho biết: “Khoảng 74,85% gạo xay xuất khẩu là gạo thơm, 20,1% là gạo trắng, 2,95% là gạo đồ, 1,81% là gạo hữu cơ và phần còn lại là các loại gạo khác”.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều