Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Tôi ngã ngửa nhận ra: Nhà bếp là nơi “nguy hiểm” nhất trong nhà vì sự rình rập của vi khuẩn, chất độc ung thư


Người xưa có câu: “Dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm đầu, ăn uống là điều quan trọng nhất. Nhưng thực phẩm sạch chưa chắc đã đủ để bảo vệ sức khỏe. Nhà bếp – nơi chúng ta nấu ăn mỗi ngày tưởng chừng như vô hại cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe mà mắt thường không nhìn thấy được.

Khói bếp – “Thủ phạm” gây ung thư phổi

Theo số liệu năm 2019 của Trung tâm Ung thư Quốc gia Trung Quốc, ung thư phổi đứng đầu danh sách các loại ung thư phổ biến ở nam giới và đứng thứ hai ở nữ giới (chỉ sau ung thư vú). Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả những phụ nữ không hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Vì sao?

60% nữ bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc đều là người nội trợ thường xuyên nấu nướng trong bếp. Và khói từ dầu mỡ chính là “hung thủ giấu mặt”.

Khói bếp được sinh ra khi dầu và thực phẩm bị đun nóng ở nhiệt độ cao (>200°C). Trong đó, khói chứa hơn 300 loại chất độc hại, nổi bật là DNP (2,4-dinitrophenol) – một chất gây ung thư phổi. Nghiên cứu chỉ ra, một lần nấu nướng trong bếp, lượng DNP mà người nội trợ hít phải cao gấp 188 lần so với không khí ngoài trời.

Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ từ khói bếp?

– Không đun dầu quá nóng: Chỉ cần làm nóng dầu ở mức 4-5 phần (khoảng 120-150°C) là đủ để chế biến món ăn. Tránh để dầu sôi quá lâu hoặc đun trên nhiệt độ quá cao.

– Sử dụng máy hút mùi: Đảm bảo luôn bật máy hút mùi khi nấu ăn và để máy hoạt động thêm 3-5 phút sau khi nấu để loại bỏ hoàn toàn khói. 

– Giảm các món chiên rán: Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thay thế bằng các cách chế biến như hấp, luộc, hoặc sử dụng lò vi sóng. 

Xem thêm  Loại hạt tỷ đô của Việt Nam vừa lập kỷ lục mới, rất nhiều lợi ích nếu biết dùng

– Giữ cho nhà bếp thông thoáng: Mở cửa sổ hoặc thiết kế hệ thống thông gió để không khí luôn được lưu thông.

Tôi ngã ngửa nhận ra: Nhà bếp là nơi

Chăm chút cho bữa ăn là tốt, nhưng bạn cũng đừng quên bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình từ chính những thói quen trong căn bếp.

Dầu ăn bẩn

Để tiết kiệm, nhiều gia đình thường mua chai dầu ăn lớn rồi chiết vào chai nhỏ cho dễ dùng. Song, hành động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không vệ sinh kỹ chai đựng dầu.

Bởi vì các chai dầu cũ thường chứa dầu cặn bị oxy hóa và biến chất cao hơn nhiều lần so với chai dầu mới. Nếu bạn đổ dầu mới vào chai đựng dầu cũ chưa được làm sạch thì dầu mới cũng bị nhiễm bẩn và gây hại cho sức khoẻ.

Dầu bị oxy hóa hoặc lẫn cặn dầu cũ khi đun nóng sẽ bốc khói nhiều, gây cay mắt, khó chịu. Nặng hơn, dầu ăn sinh ra các chất độc hại như epoxide propionaldehyde có nguy cơ gây ngộ độc cấp tính (gây suy hô hấp, suy tuần hoàn), thậm chí là gia tăng nguy cơ ung thư do các chất biến đổi trong dầu.

Tôi ngã ngửa nhận ra: Nhà bếp là nơi

Để sử dụng dầu ăn an toàn, cách tốt nhất là chỉ chiết lượng dầu đủ dùng trong 1 tuần để đảm bảo bạn luôn dùng dầu mới, sạch. Nếu có ý định tái sử dụng chai cũ thì cần rửa sạch và phơi khô chai dầu mỗi lần dùng hết để tránh để lại dầu cặn trong chai. 

Mặt khác, không nên pha trộn dầu cũ với dầu mới vì dầu cũ sẽ làm dầu mới nhanh biến chất hơn. Đồng thời lưu ý thêm là đặt chai dầu xa bếp nấu, tránh nhiệt độ cao làm dầu bị oxy hóa nhanh hơn.

Xem thêm  Cô dâu đi vệ sinh rồi ôm tiền và trang sức bỏ trốn giữa đám cưới

Nguy cơ từ bát ăn đến miếng bọt biển rửa chén

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định formaldehyde là chất gây ung thư và dị tật bẩm sinh. Nếu con người tiếp xúc với liều lượng thấp trong thời gian dài cũng có thể gây các bệnh như: Suy hô hấp, rối loạn kinh nguyệt, chứng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy ở trẻ vị thành niên…

Tuy nhiên, không chỉ trong gỗ ép, sơn hay keo dán mới chứa formaldehyde mà từ bộ đồ ăn giả sứ đến miếng bọt biển rửa chén trong căn bếp của bạn cũng là “ổ chứa” loại chất độc này.

Tôi ngã ngửa nhận ra: Nhà bếp là nơi

1 chuyên mục từ Nhật báo Doanh nghiệp Trung Quốc từng thực hiện một thí nghiệm: Lấy 5 miếng bọt biển khác nhau được mua trên thị trường để kiểm tra chất lượng. Kết quả cho thấy 5 miếng bọt biển đều chứa formaldehyde. 

Bát đĩa giả sứ cũng tương tự. Dù có nhãn hiệu rõ ràng nhưng nếu sử dụng lâu hơn 1-3 năm, bề mặt xuất hiện các vết nứt thì khi đựng thực phẩm nóng cũng có thể giải phóng chất độc hại.

Lời khuyên từ chuyên gia là ngay từ những món đồ bếp nhỏ bé này cũng đừng tiếc tiền mà hãy mua hàng chất lượng. Đối với bọt biển rửa bát, sau khi rửa hãy tráng lại bằng nước sạch và để ráo nước. Bên cạnh đó, nên hạn chế dùng bát đĩa giả sứ, đặt biệt là không dùng để đựng đồ ăn có tính axit, dầu mỡ hoặc kiềm cũng như không cho vào lò vi sóng để ngăn ngừa chất độc bị giải phóng ở nhiệt độ cao.

Thớt cũ, khăn lau bếp

Thớt không được vệ sinh đúng cách thì thức ăn thừa bám lại sẽ phân hủy và tạo môi trường cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là nấm Aspergillus flavus – tác nhân sinh ra aflatoxin cực kỳ độc hại, có nguy cơ cao gây ung thư.

Xem thêm  Nam sinh viên trường y rơi từ tầng 6 xuống đất tử vong

Dù là thớt gỗ, thớt tre hay thớt nhựa, nếu sử dụng lâu ngày mà không thay mới đều trở thành nguồn gây bệnh tiềm ẩn. Thêm vào đó, nhiều gia đình không tách biệt thớt dùng cho thực phẩm sống và chín, dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Tôi ngã ngửa nhận ra: Nhà bếp là nơi

Khăn lau bếp cũng không kém phần nguy hiểm. Với môi trường ẩm ướt, nhiều dầu mỡ của nhà bếp, khăn lau dễ dàng trở thành “nhà” của các loại vi khuẩn như E.coli, tụ cầu khuẩn hay tụ cầu vàng. Những vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu.

Để hạn chế nguy cơ rủi ro về sức khoẻ từ 2 món đồ “gần gũi” này, bạn nên có thói quen sử dụng đúng cách và an toàn hơn.

Đối với thớt, luôn sử dụng 2 thớt riêng biệt – một cho thực phẩm sống và một cho thực phẩm chín. Vệ sinh kỹ sau mỗi lần sử dụng, rửa sạch bằng nước nóng hoặc dung dịch sát khuẩn và nhớ thay mới thớt định kỳ, đặc biệt khi bề mặt xuất hiện vết nứt hoặc khó làm sạch. 

Đối với khăn lau bếp thì sau mỗi lần sử dụng, hãy giặt sạch ngay bằng nước nóng hoặc dung dịch khử trùng, sau đó phơi khô ở nơi thoáng mát. Không sử dụng chung khăn lau bếp với khăn rửa bát để tránh lây nhiễm vi khuẩn. 1 lưu ý nữa là cần thay mới khăn lau thường xuyên, không tiếc rẻ giữ lại những chiếc khăn đã sờn cũ.

Tôi ngã ngửa nhận ra: Nhà bếp là nơi

Thay mới thớt và khăn lau không phải là lãng phí, mà là cách đầu tư thông minh cho sức khỏe của cả gia đình. 

Nguồn: Aboluowang





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều