Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Lần đầu tiên Việt Nam có 2 thành phố trực thuộc Trung ương liền kề nhau


Đó là TP Huế và TP Đà Nẵng.

Theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 được Quốc hội thông qua, kể từ ngày 01/01/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với tên gọi là TP Huế. Theo đó, thành phố mới này có diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người. Từ ngày 01/01/2025, TP Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện và 133 đơn vị hành chính cấp xã.

Như vậy, từ năm nay, Việt Nam có tổng cộng 6 thành phố trực thuộc Trung ương , bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ.

Lần đầu tiên Việt Nam có 2 TP trực thuộc Trung ương liền kề nhau

Huế và Đà Nẵng là 2 thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam liền kề nhau.

Với vị trí giáp Đà Nẵng, Huế và Đà Nẵng là hai thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam có ranh giới liền kề. Ngoài ra, Huế còn giáp Quảng Nam, Quảng Trị, Lào và biển Đông. Vị trí địa lý này sẽ giúp TP Huế có cơ hội phát triển kinh tế vùng liên kết giữa các địa phương, đồng thời còn thúc đẩy hợp tác về du lịch cũng như thương mại và văn hóa trong khu vực.

Theo các chuyên gia, sự phát triển song hành của Huế và Đà Nẵng (hai thành phố trực thuộc Trung ương tại miền Trung) sẽ góp phần quan trọng trong việc định hình khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ hiện đại, qua đó đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nước ta trong giai đoạn tới.

Xem thêm  Đế chế da giày FDI lớn nhất Việt Nam chi cả nghìn tỷ thưởng Tết: Đội ngũ công nhân hàng trăm nghìn người sản xuất cho Nike, Adidas.., doanh thu cả tỷ USD

Trước đó, tối 29/12, tại Quảng trường Ngọ Môn (TP Huế) diễn ra lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023 – 2025.

Tại lễ công bố, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Huế, đồng thời nhấn mạnh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định “Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” cùng lời nhắn gửi “cả nước vì Huế, Huế vì cả nước”.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc không chỉ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước mà còn phát huy được tiềm năng cũng như lợi thế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của địa phương; đồng thời góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công chức và nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

 - Ảnh 3.

Nghi thức bắn pháo hoa tại lễ công bố thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, tối 29/12/2024. Ảnh: NV

Xem thêm  Chuyên gia “chỉ điểm” thời điểm đất vườn, đất nông nghiệp phía Nam tăng giá trở lại

Việc thành lập TP Huế được coi là một cột mốc quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt. Đây còn là động lực để địa phương có kế hoạch đầu tư cụ thể cũng như tăng cường chất lượng đô thị và phát triển kinh tế nhanh, bền vững, từ đó hướng đến nâng cao thu nhập bình quân đầu người và các chỉ số phát triển xã hội khác.

Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, vào năm 2030, TP Huế sẽ trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Thành phố này còn đặt mục tiêu trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu đặc sắc ở khu vực Đông Nam Á; và là trung tâm lớn về khoa học, công nghệ, giáo dục đa ngành, kinh tế biển mạnh của Việt Nam.

Để chinh phục những mục tiêu lớn trên, TP Huế hướng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân từ 9 – 10%/năm trong giai đoạn 2025 – 2030. Ngoài ra, đến năm 2030, thành phố hướng đến GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt 6.000 USD, với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%. Đặc biệt, TP Huế phấn đấu duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về các chỉ số như năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải cách hành chính (PAR Index), hiệu quả quản trị (PAPI) và chuyển đổi số (DTI).

Xem thêm  Một phân khúc chung cư sẽ dẫn dắt thị trường BĐS 2025: Đầu tư như thế nào thì có lợi?

Trong năm 2024, GRDP bình quân đầu người/ năm của Huế là 68,6 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP là 8,15%. Tổng thu ngân sách Nhà nước của Huế ước đạt 12.880 tỷ đồng. Trong năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Huế đạt hơn 4 triệu lượt.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều