Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Bài toán Olympia không cần bấm máy tính cũng ra đáp án nhưng khiến thí sinh nhăn mặt, dân tình thì tranh cãi vì một chi tiết phi lý


Đường Lên Đỉnh Olympia là một trong những chương trình truyền hình về học thuật nổi tiếng được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1999. Không chỉ thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả, chương trình còn trở thành “món ăn tinh thần” yêu thích của học sinh và người yêu tri thức.

Trong số phát sóng đầu tiên của Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 22 từng xuất hiện một câu hỏi Toán học tương đối dễ nhưng vẫn khiến dân tình “xì xào”:

“A có một chiếc đồng hồ, sau mỗi giờ nó lại bị chậm thêm 5 phút. Hằng ngày, A điều chỉnh đồng hồ về lại giờ chính xác vào lúc 9h sáng. Hỏi vào lúc 9h sáng ngày hôm sau, trước khi A chỉnh về giờ đúng, đồng hồ đang chỉ mấy giờ?”.

Đáp án đúng của chương trình là “Trước khi A chỉnh về giờ đúng, thì đồng hồ đang chỉ 7 giờ”.

Thí sinh ghi điểm được ở câu hỏi này giải thích: “Sau mỗi giờ, đồng hồ bị chậm thêm 5 phút, nghĩa là từ 9h sáng hôm trước đến 9h sáng hôm sau có 24h, lấy 5 nhân với 24 ra 120 phút, đồng nghĩa rằng đồng hồ lệch 2 tiếng. Như vậy đồng hồ đang ở 7 giờ trước khi chỉnh”.

Bài toán Olympia không cần bấm máy tính cũng ra nhưng khiến thí sinh

Dẫu vậy đối với netizen, nhiều người chia sẻ vui rằng bài toán này… rất vô lý, bởi tại sao A lại phải xài một chiếc đồng hồ chạy lệch giờ và phải chỉnh hằng ngày làm gì, trong khi người bạn này cũng có thiết bị xem giờ khác để biết rằng hôm sau đã đến 9h?

Thậm chí, nhiều người còn khuyên vui rằng: “Tốt nhất là A nên bỏ luôn chiếc đồng hồ này đi để đỡ phải mắt công chỉnh lại mỗi sáng, vừa mất thời gian, vừa phải tính cho mệt người”.

Thế mới thấy, nhiều bài toán Olympia trông rất bình thường nhưng khi “qua tay” netizen, với sự sáng tạo vô biên của họ, lại trở nên… bất thường. Ở một khía cạnh nào đấy, câu hỏi này có thể hơi phi lý nhưng câu hỏi vẫn khá thú vị, bởi nó giúp thử tài khả năng tư duy logic của thí sinh.

Ngoài câu hỏi này, có rất nhiều câu hỏi Olympia khác từng khiến cư dân mạng phải tranh luận,  đơn cử như câu hỏi mà Quán quân Olympia 2023 Lê Xuân Mạnh từng nhận được trong phần thi Về đích của trận Chung kết năm đó. Câu hỏi có nội dung như sau: “Tổng tất cả các số đối xứng có 3 chữ số là bao nhiêu? Biết rằng số đối xứng là số mà khi ta viết các chữ số của nó theo thứ tự ngược lại ta được số mới bằng chính nó”.

Bài toán Olympia không cần bấm máy tính cũng ra nhưng khiến thí sinh

Lời giải cho bài Toán này không quá khó, chỉ sử dụng kiến thức lớp 4.

Cụ thể:

“Các số đối xứng có 3 chữ số có dạng aba. Do a có 9 cách chọn và b có 10 cách chọn nên có tất cả 9 x số như vậy.

Các chữ số 1, 2, 3, …, 9 đứng ở hàng trăm và hàng đơn vị số lần là: 90 : (lần)

Các chữ số 0, 1, 2, 3, …, 9 đứng ở hàng chục số lần là: 90 : (lần)

Vậy tổng các số đối xứng có 3 chữ số là:

(1 + 2 + 3 + … + 9) x 100 x 10 + (1 + 2 + 3+ … + 9) x 1 x 10 + (0 + 1 + 2 + … + 9) x 10 x 9 = 49.500″.

Dù bài Toán chỉ sử dụng kiến thức Tiểu học nhưng học sinh cấp 3 để trả lời đúng trong vòng 20 giây thì kiến thức và tốc độ nảy số phải cực tốt.

Tổng hợp



Nguồn: Kênh 14

Xem thêm  Hà Nội thiếu hơn 6.000 giáo viên, khó ký hợp đồng

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều