Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img

Khi con không tôn trọng hoặc phớt lờ bố mẹ, đừng mắng mỏ cho mệt: Chỉ áp dụng “Định luật con Quạ” này là đủ!


* Bài viết của tài khoản Cà chua nhỏ – một cây bút chuyên về nuôi dạy con ở Trung Quốc.

Cách đây một thời gian, tôi có tụ tập với một số người bạn. Một người trong số đó phàn nàn rằng gần đây mối quan hệ của cô với con trai trở nên căng thẳng.

Cô ân cần đưa hoa quả, nước uống cho cậu con trai đang học bài, quan tâm chăm sóc đủ kiểu nhưng bị con mắng: “Mẹ xong chưa? Đừng làm phiền con nữa!”. Một đêm nọ, con trai đi chơi quá 21h vẫn chưa về, cô giận dữ hỏi con đi đâu. Đứa trẻ thờ ơ trả lời: “Con không cần mẹ lo”.

Bạn tôi tức giận: “Mẹ không quan tâm, vậy ai quan tâm đến con? Nhìn cách con ngày ngày cư xử như một đứa ngốc nghếch, con có xứng đáng với sự nuôi dạy của cha mẹ không? Nhìn những đứa trẻ hàng xóm, con có thấy xấu hổ không?”. Người con trai cũng không : “Con cầu xin mẹ nuôi con à? Mẹ thấy con người khác tốt thì đi tìm con người khác mà nuôi đi!”.

Cuối cùng, hai người không nhìn mặt nhau, nhiều ngày rơi vào cảnh căng thẳng.

Ảnh minh hoạ

Lời phàn nàn của bạn làm tôi nhớ đến một câu chuyện:

Con Quạ và con chim Bồ câu sống trong một khu rừng nhỏ. Một ngày nọ, con Quạ nói lời tạm biệt với người bạn chim Bồ câu và nói rằng sẽ chuyển đi nơi khác. Chim Bồ câu hỏi: “Tại sao lại muốn chuyển đi?”.

Quạ trả lời: “Thật ra tôi không muốn di chuyển, nhưng người dân ở đây đối với tôi không thân thiện. Họ cho rằng tiếng hét của tôi quá khó chịu. Tôi thực sự không thể ở lại lâu hơn nữa”.

Bồ câu suy nghĩ hồi lâu rồi nói với Quạ: “Bạn ơi, nếu bạn không thay đổi giọng nói, dù bạn có bay đến đâu, cũng sẽ không có ai chào đón bạn”.

Đây là Định luật con Quạ nổi tiếng.

Trong mối quan hệ cha mẹ con cái, nhiều bậc phụ huynh luôn thích giáo dục trẻ theo quan điểm riêng của mình, đồng thời cũng muốn dùng những nguyên tắc chung để điều chỉnh con cái, nhưng điều đó chẳng có tác dụng gì cả.

Nếu bạn có thể hiểu được “Định luật con Quạ” và tích cực thay đổi bản thân thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Tôi đã xem một chương trình có tên “Cuộc trò chuyện đằng sau bức màn”.

Có một bà mẹ và cô con gái trong phim cãi nhau mỗi khi bất đồng ý kiến.

Người mẹ cho rằng cô con gái mới lớn của mình hoàn toàn không hiểu được sự cố gắng vất vả của mẹ và cực kỳ nổi loạn.

Xem thêm  Bức ảnh oan uổng của Hằng Du Mục chụp cùng Thuỳ Tiên

Có lần, người mẹ tự đăng ký cho con gái tham gia một cuộc thi, nhưng cô bé quả quyết: “Dù có chết con cũng không đi”. Người mẹ tức giận đến mức lấy bộ quần áo mới mua cho con gái ra cắt thành từng mảnh; Cô con gái trả đũa bằng cách lén cắt bỏ bộ đồ ngủ, tất, v.v. của mẹ ngay trong đêm đó.

Người mẹ đe dọa: “Nếu con không xin lỗi mẹ về chuyện này, mẹ sẽ không thể sống nổi”. Nhưng cô con gái lại nói: “Không phải là chuyện gì to tát mà mẹ luôn làm to chuyện từ những việc nhỏ nhặt. Mẹ càng nói thì con lại càng không muốn theo mẹ”.

Bằng cách giao tiếp này, hai mẹ con luôn duy trì mối quan hệ căng thẳng, không ai hiểu được đối phương, ai cũng cảm thấy mình không có lỗi.

Có một “Hiệu ứng Hercules” trong tâm lý học: Đây là một hình thức thách thức giống như lò xo, đặc biệt là trong các mối quan hệ cha mẹ và con cái đầy mâu thuẫn. Nói cách khác, kỷ luật của cha mẹ càng nghiêm khắc, áp lực càng chặt chẽ thì con cái sẽ càng nổi loạn;

Khi trẻ gặp vấn đề, cha mẹ càng nóng lòng muốn “đánh bại” trẻ thì trẻ càng trở nên nổi loạn. Cha mẹ có thể dùng “quyền uy” để áp bức con cái, nhưng điều này cũng sẽ dẫn đến sự phản kháng quyết liệt của chúng.

Có câu này trong cuốn sách “Kỷ luật tích cực”: “Nếu bạn nghĩ rằng việc giáo dục con cái là một điều khó khăn thì chắc chắn bạn đang sử dụng sai phương pháp”.

Nếu bạn thấy mệt mỏi vì con không tôn trọng ý kiến thì đừng tập trung vào thái độ của con mà hãy bắt đầu thay đổi bản thân và bạn có thể có câu trả lời khác.

Hãy nhìn nhận một cách tích cực những vấn đề trong quá trình trưởng thành của con:

Chẳng hạn, đằng sau hành vi nghịch ngợm của một đứa trẻ thực ra là tính tò mò và ham muốn khám phá mạnh mẽ; Trẻ em thường nói dối vì cha mẹ quá nghiêm khắc và sợ bị trừng phạt; Nếu trẻ không hứng thú với việc học thì có thể là do việc học hiện tại quá khó khăn và trẻ không thể học được…

Cha mẹ có thể đưa ra những hướng dẫn tích cực dựa trên hoàn cảnh của con mình, thay vì mù quáng sử dụng quyền lực để đàn áp, phủ nhận trẻ.

Khi cha mẹ có thể nhìn thấy những “vấn đề” ở con mình và chủ động thay đổi vấn đề đó bằng cách điều chỉnh cách hành xử của con.

Xem thêm  Để 6 thứ này gần giường hại sức khỏe, muốn ngủ ngon cũng khó

Chuyên gia giáo dục Laura Markham cho biết:

“Những quy tắc nuôi dạy con cái quan trọng nhất là dành cho cha mẹ chứ không phải cho con cái. Trước tiên, cha mẹ phải giải quyết vấn đề của chính mình trước khi có thể thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con cái lý tưởng”.

Dựa trên “Định luật con Quạ”, tôi có một số gợi ý dành cho phụ huynh:

1. Ngậm “miệng Quạ” và bớt ra lệnh cho con

Điều mà hầu hết mọi người ghét ở loài Quạ là chúng quá ồn ào. Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ cũng nhìn thấy điều tương tự trong mắt con mình.

Một giáo viên chủ nhiệm kể lại trường hợp của một học sinh. Em này luôn xuất sắc và có tính tự giác trong tất cả các môn học. Ngoài ra, về sở thích ngoại khóa, học sinh này còn thể hiện sự quan tâm và ham học hỏi mạnh mẽ hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Sau đó, hiệu trưởng hỏi mẹ học sinh về kinh nghiệm dạy con. Người mẹ nói: Thực ra, không có bí quyết gì đặc biệt, đó là khi ở nhà, tôi hiếm khi thúc giục con học tập, không hướng dẫn cũng không can thiệp. Tôi tin rằng với tư cách là cha mẹ, việc kiểm soát được miệng mình kịp thời chính là chỗ dựa lớn nhất cho con mình.

Thực tế, giáo dục là như vậy. Đôi khi bạn càng nói nhiều thì con bạn càng ít lắng nghe.

Chỉ bằng cách cằn nhằn và ít đổ lỗi hơn, đồng thời tôn trọng và đồng cảm hơn, bạn mới có thể chiếm được trái tim của con mình.

Khi bạn im lặng, không rao giảng, lặng lẽ bảo vệ sự phát triển tinh thâng khỏe mạnh của con, thì ngôi nhà của bạn sẽ là nơi trú ẩn ấm áp nhất của con, và cha mẹ sẽ là đối tượng gắn bó nhất của con bạn.

2. Học “tấm lòng của Quạ” sẵn sàng tác động đến trẻ bằng tình yêu thương

Một nhà văn kể rằng ông và cậu con trai mới lớn cãi nhau to. Sau khi biết chuyện, cha ông đã dạy con: “Người cha có hai chữ dành cho con mình, một là yêu thương, hai là chịu đựng; Con trai con dù có dễ thương hay không dễ thương thì con cùng cần phải yêu thương một cách kiên định, không đòi hỏi đáp trả bất cứ điều gì. Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương sớm hay muộn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn”.

Xem thêm  Chàng trai chi 558 triệu đồng mua 22 vé concert nam thần hạng A nhưng chỉ nhận về 3 vé: 4 tháng không được hoàn tiền, cảnh sát vào cuộc điều tra

Một đứa trẻ sẽ không dễ dàng thay đổi trừ khi nó cảm thấy được yêu thương.

Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm lý của con, cằn nhằn ít và để con cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện. Khi những rào cản tình cảm được phá bỏ và trẻ cảm thấy được yêu thương, trái tim chúng sẽ mềm mại hơn và chúng sẽ sẵn sàng mở lòng với cha mẹ.

3. “Quạ uống nước”, nhìn trẻ dưới một góc nhìn khác

Tiếng Quạ là một khuyết điểm khiến nó đau khổ, cũng như những người xung quanh, Nhưng Quạ cũng có những ưu điểm riêng. Ai đã xem “Quạ uống nước” đều biết Quạ có thể ngậm đá vào miệng và ném vào chai để đổ đầy nước vào chai.

Là cha mẹ, chúng ta không nên chỉ chú trọng đến những khuyết điểm của con mà nên khám phá những ưu điểm ở con mình.

Tôi nhớ có lần đọc được một truyện ngắn:

Một cậu bé đã làm vỡ chiếc bình ở nhà và dán lại. Khi mẹ cậu phát hiện ra, cậu đã nói dối rằng một con mèo đã àm vỡ nó. Bà mẹ suy nghĩ một lúc, thay vì chê bai, lại khen ngợi con: “Con dùng trí tưởng tượng thần kỳ của mình để phát minh ra một con mèo có thể mở cửa sổ. Trong tương lai, con chắc chắn sẽ có thể viết được những cuốn tiểu thuyết trinh thám hay”.

Sau đó khẳng định: “Con có kỹ năng sửa chữa xuất sắc. Vết nứt đã được dán lại gần như hoàn hảo”.  Đứa trẻ xấu hổ cúi đầu và không bao giờ nói dối nữa.

Cố gắng khám phá những khía cạnh tích cực trong hành vi của trẻ có thể khơi dậy ý thức về giá trị của trẻ và sử dụng điểm mạnh để thúc đẩy những thay đổi về khuyết điểm. Sự tự tin của trẻ cũng sẽ được kích thích, trẻ sẽ chủ động thay đổi và tìm thấy “bản thân tốt hơn” của mình.

Tôi đồng ý với một quan điểm:

Mục đích tồn tại của cha mẹ không phải là mang lại cho con cái một cuộc sống sung túc, mà là khi nghĩ đến cha mẹ, trái tim con sẽ tràn đầy sức mạnh, con sẽ cảm thấy ấm áp, sẽ có nghị lực và khả năng vượt qua khó khăn.

Chỉ khi hiểu được “Định luật Quạ”, không ép buộc thay đổi trẻ, không áp bức trẻ, cho trẻ đủ tình yêu thương và tự do, bạn mới có cơ hội làm tan băng giá trong lòng con và trở thành cha mẹ thực sự “chiến thắng”.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều