Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Loại quả người Việt ít quan tâm, Trung Quốc thu mua ồ ạt: Hóa ra vỏ và hạt rất tốt


Cau là loại quả không hề xa lạ với người Việt Nam. Cau gắn liền với tập tục ăn trầu của người Việt. Trước kia, cau không được chú ý vì không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Tuy nhiên, những năm qua, Trung Quốc liên tục thu mua cau của Việt Nam.

Đặc biệt trong năm 2024, Trung Quốc ồ ạt mua cau của Việt Nam điều này đẩy giá cau tươi lên mức kỷ lục, có lúc lên đến 120.000 đồng/kg. Theo thông tin đăng tải trên Báo Dân Trí, nhiều người trồng cau cho biết bán hơn một tấn cau, có thể mua được một lượng vàng. Trong đó, loại cau quả dài, da xanh, hạt đặc, được thương lái “săn lùng”, trả giá cao ngất ngưởng.

Hạt cau sấy khô (ảnh minh họa).

Cau sau khi thu mua sẽ được nhập cho các cơ sở để sấy khô trước khi xuất sang Trung Quốc, là nguồn nguyên liệu để sản xuất kẹo cau, chuyên phục vụ thị trường các nước xứ lạnh.

Tác dụng của cau

Bác sĩ, Lương y Nguyễn Hữu Trọng, Ủy viên thường trực Hội Nam y Việt Nam, cho biết cau còn có tên gọi khác là binh lang, tân lang, sơn binh lang, gia binh lang. Tên khoa học là Areca catechu (L) thuộc họ Cau (Arecaceae). Cau thường trồng bằng quả đã ươm này mầm.

Trong y học cổ truyền, hạt cau và vỏ cau đều được dùng làm thuốc, bác sĩ Trọng cho biết. Hạt cau chứa dầu béo, có vị cay, đắng, chát, tính ấm, có tác dụng giúp tiêu hóa, tiêu tích, sát khuẩn, trừ giun sán.

Xem thêm  Mùa đông mấy ngày tắm 1 lần là tốt nhất: Người cao tuổi đặc biệt cần chú ý 4 điều này

Vỏ quả cau chứa các chất alcaloid, có vị ngọt the, tính ấm, có tác dụng hành khí, lợi thủy, thông đại – tiểu trường. Vỏ quả cau khô chữa phù thũng, cước khí, bụng đầy chướng, bí tiểu tiện, viêm ruột ỉa chảy.

Bài thuốc từ cau

Theo ông Trọng, hạt cau khô ngày dùng 0,5 – 4g dạng thuốc sắc sẽ giúp chữa bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, chữa viêm ruột, lỵ. Ngoài ra, dưới đây là một số bài thuốc hay có sử dụng hạt cau, vỏ cau.

– Chữa bụng đầy chướng, khó thở, phù thũng: Vỏ quả cau khô 12g; vỏ rễ dâu 12g; vỏ quýt 12g; vỏ gừng tươi 12g. Tất cả các vị thuốc cho vào 300ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

– Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Hạt cau khô 1-2 hạt; rộp khô (vỏ) thân cây ổi 6g. Cách làm: Thái nhỏ hạt cau trộn với rộp khô thân cây ổi cho vào 100ml nước, sắc lấy 50 ml nước thuốc, chia uống làm 2-3 lần trong ngày.





Nguồn: Soha

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều